Bài 3. Nhiệt động học
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng hình thành C2H6 từ C và H2 ở P = 1 atm và T = 298K. Biết rằng thiêu nhiệt của C2H6, C, H2 tương ứng bằng 1563,979; 393,296 và 285,767 kJ/mol.
nhiệt sinh của nước và CO2 ở 298k và p=1atm tương ứng bằng -68,577 và -94,4409 Kcal/mol. nhiệt cháy của CH4 trong điều kiện đó là -21,863Kcal/mol. tính nhiệt sinh của CH4 trong điều kiện trên
Tính Qp và Qv ở 25 độ C của các phản ứng:
a) CH4(k) + 2O2(k) ---> CO2(k) + 2H2O(h)
b) C(r) + CO2(k) ---> 2CO(k)
Biết sinh nhiệt tiêu chuẩn của CH4, CO2, CO và H2O tương ứng là -17,889; -94,052; -26,416 và -57,798 kcal/mol.
Tính hằng số cân bằng của 2 phản ứng sau ở nhiệt độ 298K:
a) 1/2N2 + 3/2H2 = NH3 biết deltaGo = -16,6 kJ/mol.
b) 3/2N2 + 1/2H2 = N3H biết deltaGo = 328 kJ/mol.
Hóa lý
Nghiên cứu phản ứng C + 2H2 = CH4. Người ta xác định được hằng số cân bằng như sau:
Ở 700 độ C, Kp = 0,915
Ở 750 độ C, Kp = 0,1175
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong khoảng nhiệt độ trên và so sánh với giá trị chính xác hơn thu được bằng thực nghiệm là -89,663 kJ/mol.
Nhiệt phản ứng trung hòa Qh của NaOH với HCl, HF và HCN tương ứng là -13,75; -16,27 và -2,85 kcal/mol. Xác định nhiệt phân ly của HF và HCN.
Nhiệt hòa tan của MgSO4 là -88,198 kJ/mol; của MgSO4.H2O là -55,647 kcal/mol. Xác định nhiệt hiđrat hóa của MgSO4 tinh thể.
. Nhiệt sinh của H2O(l) và của CO2 lần lượt là -285,8 và -393,5 kJ/mol ở 250C, 1 atm. Cũng ở điều kiện này nhiệt đốt cháy của CH4 bằng - 890,3 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành của CH4 từ các nguyên tố ở điều kiện đẳng áp và đẳng tích.
BT3. Ở áp suất thường, nhiệt độ sôi của nước và cloroform lần lượt là 100 và 60 độ C, nhiệt hóa hơi tương ứng là 12 và 7 kcal/mol. Tính nhiệt độ tại đó 2 chất lỏng trên có cùng áp suất.