Nhiệt hòa tan của MgSO4, Nhiệt Hidrat hóa của MgSO4. Mọi người viết giúp em 2 PT này ạ :)))
Nhiệt phản ứng trung hòa Qh của NaOH với HCl, HF và HCN tương ứng là -13,75; -16,27 và -2,85 kcal/mol. Xác định nhiệt phân ly của HF và HCN.
BT5. Ở 46 độ C, áp suất hơi bão hòa của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, chất A dạng rắn là 49,5 mmHg. Ở 45 độ C, áp suất hơi bão hòa của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt nóng chảy, nhiệt thăng hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A. Biết nhiệt hóa hơi của nó là 9 kcal/mol và xem thể tích riêng của A lỏng và A rắn xấp xỉ nhau.
Clorofooc(CHCl3) sôi ở 60,2oC dưới áp suất khí quyển 1 atm . Áp suất hơi của nó tại nhiệt độ này bằng 781 mmHg
Xác định áp suât hơi và nhiệt độ sôi của dd chứa 0,2mol chất tan không bay hơi trong 1 kg clorofooc
Nhiệt bay hơi của clorofooc là 31,64 kJ/mol
Bài 2. Nhiệt động học
Tính hiệu ứng nhiệt Qx của phản ứng hình thành tinh thể Al2(SO4)3 từ tinh thể Al2O3 và khí SO3 ở P = 1 atm và T = 298K. Biết rằng sinh nhiệt tiêu chuẩn của Al2O3, SO3 và Al2(SO4)3 tương ứng là -1669,792; -395,179; -3434,98 kJ/mol.
nhiệt sinh của nước và CO2 ở 298k và p=1atm tương ứng bằng -68,577 và -94,4409 Kcal/mol. nhiệt cháy của CH4 trong điều kiện đó là -21,863Kcal/mol. tính nhiệt sinh của CH4 trong điều kiện trên
BT3. Ở áp suất thường, nhiệt độ sôi của nước và cloroform lần lượt là 100 và 60 độ C, nhiệt hóa hơi tương ứng là 12 và 7 kcal/mol. Tính nhiệt độ tại đó 2 chất lỏng trên có cùng áp suất.
Bài tập ôn thi hóa lý
Khi cho 0,364 gam chất A vào 43,25 gam chất B thu được dung dịch có độ tăng điểm sôi là 0,242 độ. Khi hòa tan 0,256 gam chất X vào 44,15 gam chất B thu được dung dịch có độ tăng điểm sôi là 0,112 độ. Biết chất A và B có phân tử khối tương ứng là 128 và 88 g/mol. (A, B là 2 chất không điện ly).
a) Xác định hằng số nghiệm sôi của dung môi B.
b) Xác định nhiệt hóa hơi của chất B nếu biết nhiệt độ sôi của nó là 800C.
c) Xác định phân tử khối của chất X.
Hóa lý
Nghiên cứu phản ứng C + 2H2 = CH4. Người ta xác định được hằng số cân bằng như sau:
Ở 700 độ C, Kp = 0,915
Ở 750 độ C, Kp = 0,1175
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong khoảng nhiệt độ trên và so sánh với giá trị chính xác hơn thu được bằng thực nghiệm là -89,663 kJ/mol.