Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Thiện

 Cho hình chữ nhật MNPQ. Gọi H là trung điểm của NP, E là giao điểm của MH và PQ.

a.      Chứng minh : tam giác NHM =  tam giác PHE.

b.     Chứng minh tứ giác MNEP là hình bình hành.

c.      Gọi K là điểm đối xứng của N qua P. Chứng minh tứ giác QNEK là hình thoi

Ai giúp mình làm câu này với ạ !

Kiều Vũ Linh
4 tháng 12 2023 lúc 15:32

loading... a) Do MNPQ là hình chữ nhật (gt)

⇒ NP ⊥ PQ

⇒ NP ⊥ PE

Xét hai tam giác vuông: ∆NHM và ∆PHE có:

NH = HP (gt)

NHM = PHE (đối đỉnh)

⇒ ∆NHM = ∆PHE (cạnh góc vuông - góc nhọn kề)

b) Do ∆NHM = ∆PHE (cmt)

⇒ MN = PE (hai cạnh tương ứng)

Do MNPQ là hình chữ nhật (gt)

⇒ MN // PQ

⇒ MN // PE

Tứ giác MNEP có:

MN // PE (cmt)

MN = PE (cmt)

⇒ MNEP là hình bình hành

c) Do MNPQ là hình chữ nhật

⇒ MN = PQ

Mà MN = PE (cmt)

⇒ PQ = PE

⇒ P là trung điểm của QE

Do N và K đối xứng với nhau qua P (gt)

⇒ P là trung điểm của NK

Do NP ⊥ PQ (cmt)

⇒ NK ⊥ QE

Tứ giác QNEK có:

P là trung điểm của QE (cmt)

P là trung điểm của NK (cmt)

⇒ QNEK là hình bình hành

Mà NK ⊥ QE (cmt)

⇒ QNEK là hình thoi

phùng khánh my
4 tháng 12 2023 lúc 15:20

a. Ta có:

- H là trung điểm của NP, nên NH = HM.

- E là giao điểm của MH và PQ, nên HE = EP.

- Ta cũng có NM = NP (do H là trung điểm của NP).

Vậy, ta có NHM ≅ PHE theo nguyên tắc cạnh - cạnh - cạnh.

 

b. Ta có:

- M là trung điểm của NE (do H là trung điểm của NP).

- H là trung điểm của NP (do H là trung điểm của NP).

Vậy, ta có MNEP là hình bình hành theo định nghĩa của hình bình hành.

 

c. Gọi K là điểm đối xứng của N qua P. Ta cần chứng minh tứ giác QNEK là hình thoi.

- Ta có NP = NK (do K là điểm đối xứng của N qua P).

- Ta cũng có NQ = NE (do MNEP là hình bình hành).

- Vì NP = NK và NQ = NE, nên ta có NPQ ≅ NKE theo nguyên tắc cạnh - cạnh - cạnh.

- Do đó, góc NQK = góc NEK.

- Nhưng góc NEK = góc NHE (do NHM ≅ PHE).

- Vậy, góc NQK = góc NHE.

- Ta cũng có góc QNK = góc ENH (do NHM ≅ PHE).

- Vậy, tứ giác QNEK có hai cặp góc đối nhau bằng nhau, nên QNEK là hình thoi theo định nghĩa của hình thoi.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
4 tháng 12 2023 lúc 15:22

a: Xét ΔHPE vuông tại P và ΔHNM vuông tại N có

HP=HN

\(\widehat{PHE}=\widehat{NHM}\)

Do đó: ΔHPE=ΔHNM

b: ΔHPE=ΔHNM

=>PE=NM

MN//QP

P\(\in\)QE

Do đó: MN//PE

Xét tứ giác MNEP có

MN//EP

MN=EP

Do đó: MNEP là hình bình hành

c: Ta có: MN=PQ(MNPQ là hình chữ nhật)

mà MN=PE

nên PQ=PE

=>P là trung điểm của QE

Xét tứ giác QNEK có

P là trung điểm chung của QE và NK

Do đó: QNEK là hình bình hành

Hình bình hành QNEK có QE\(\perp\)NK tại P

nên QNEK là hình thoi


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thế Vinh
Xem chi tiết
elisee
Xem chi tiết
White Silver
Xem chi tiết
Huỳnh Ngô Thảo Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Gia Hân
Xem chi tiết
ssrr
Xem chi tiết
Nguyễn thùy nhi
Xem chi tiết
hoa tran
Xem chi tiết
Phương Trần Lê
Xem chi tiết