Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thinh Vn

Cho Đường tròn(O;R) và dây CD cố định.điểm M thuộc tia đối của tia CD.Qua M kẻ hai tiếp tuyến MA,MB tới đường tròn (A thuộc cung lớn CD) . I là trung điểm CD , BI giao (O) tại E , OM giao AB tại H
a) M,A,O,I,B cùng thuộc đường tròn (O)
b) EA//CD
c)tìm M để MA vuông góc MB
d)HD là p/g góc CHD

Nguyễn Hữu Chiến
15 tháng 3 2017 lúc 13:48

Bạn xem lại câu d đi, hình như sai rồi nên mình chỉ làm giúp bạn câu a, b và c thôi nha

a, Xét đường tròn (O) có: I là trung điểm của CD (gt) => \(OI\perp CD\) tại I => \(\widehat{OIM}=90^0\)

Xét tứ giác AOBM có: \(\widehat{OAM}\)\(\widehat{OBM}\) là 2 góc đối diện

\(\widehat{OAM}=90^0\)(AM là tiếp tuyến của (O)) ; \(\widehat{ONM}=90^0\) (BM là tiếp tuyến của (O))

=> \(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}=90^0+90^0=180^0\)

=> AOBM là tgnt => 4 điểm M, A, O, B cùng thuộc 1 đg tròn (1)

Xét tứ giác OIBM có: \(\widehat{OIM}=90^0\left(cmt\right)\) ; \(\widehat{OBM}=90^0\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{OIM}=\widehat{OBM}\)

=> OIBM là tgnt => 4 điểm O, I, B, M cùng thuộc một đg tròn (2)

Từ (1) và (2) => 5 điểm M, A, O, I, B cùng thuộc 1 đg tròn

b, Gọi giao điểm của OM với (O) là K

Xét đg tròn (O), tiếp tuyến MA, MB có: MA cắt MB tại M

=> OM là phân giác của \(\widehat{AOB}\)

Xét \(\Delta AOB\) cân tại O (OA=OB=R) có: OM là phân giác của \(\widehat{AOB}\)

=> \(OM\perp AB\) tại H => cung AK = cung BK = 1/2 cung AB

Vì OIBM là tgnt (cmt) => \(\widehat{BOK}=\widehat{BIC}\)

Xét đg tròn (O) có: \(\widehat{BOK}\) = sđ cung BK (góc ở tâm chắn cung BK)

\(\widehat{AEB}=\dfrac{1}{2}\) sđ cung AB (góc nội tiếp chắn cung AB)

Mà cung BK = 1/2 cung AB (cmt)

=> \(\widehat{BOK}=\widehat{AEB}\)

=> \(\widehat{BIC}=\widehat{AEB}\). Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> EA // CD

c, Để \(MA\perp MB\) <=> \(\widehat{AMB}=90^0\)

Xét đg tròn (O), tiếp tuyến MA, MB có: MA cắt MB tại M

=> OM là phân giác của \(\widehat{AMB}\)

=> \(\widehat{AMO}=45^0\)

Xét \(\Delta AMO\) vuông tại A (MA là tiếp tuyến của (O)) có:

\(\widehat{AMO}+\widehat{AOM}=90^0\Rightarrow\widehat{AOM}=90^0-45^0=45^0\)

=> \(\Delta AMO\) vuông cân tại A

=> OA=AM=R

Mặt khác \(OA^2+AM^2=OM^2\) (định lý Pytago)

=> \(OM^2=R^2+R^2=2R^2\)

=> \(OM=\sqrt{2}R\)

Vậy để \(MA\perp MB\) thì \(OM=\sqrt{2}R\)

Lê Uyển Chi
19 tháng 5 2017 lúc 21:34

Cau d phai la HB chu khong phai la HD


Các câu hỏi tương tự
Hải Triều
Xem chi tiết
Ánh Loan
Xem chi tiết
hòa hoang
Xem chi tiết
nghiêm nam
Xem chi tiết
Linh Ngô
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết
Kim Thị Thúy Anh
Xem chi tiết
Hoài Đoàn
Xem chi tiết
Trần ngọc vân
Xem chi tiết