Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Linh Chi

12.

Cho các số thực a, b, c dương thỏa mãn \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\le3.\)

Tính giá trị lớn nhất của biể thức: \(P=\dfrac{1}{\sqrt{a^2-ab+3b^2+1}}+\dfrac{1}{\sqrt{b^2-bc+3c^2+1}}+\dfrac{1}{\sqrt{c^2-ac+3a^2+1}}\)

13. 

Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn: \(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1}\le1\).

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(P=\dfrac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\dfrac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\dfrac{c^3}{c^2+ac+a^2}\)

14. 

 Xét các số x, y, z thay đổi thỏa mãn \(x^3+y^3+z^3-3xyz=2\)

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

\(P=\dfrac{1}{2}\left(x+y+z\right)^2+4\left(x^2+y^2+z^2-xy-yz-xz\right)\)

Trần Phúc Khang
17 tháng 6 2019 lúc 15:29

12. Ta có \(ab\le\frac{a^2+b^2}{2}\)

=> \(a^2-ab+3b^2+1\ge\frac{a^2}{2}+\frac{5}{2}b^2+1\)

Lại có \(\left(\frac{a^2}{2}+\frac{5}{2}b^2+1\right)\left(\frac{1}{2}+\frac{5}{2}+1\right)\ge\left(\frac{a}{2}+\frac{5}{2}b+1\right)^2\)

=> \(\sqrt{a^2-ab+3b^2+1}\ge\frac{a}{4}+\frac{5b}{4}+\frac{1}{2}\)

=> \(\frac{1}{\sqrt{a^2-ab+3b^2+1}}\le\frac{4}{a+b+b+b+b+b+1+1}\le\frac{4}{64}.\left(\frac{1}{a}+\frac{5}{b}+2\right)\)

Khi đó 

\(P\le\frac{1}{16}\left(6\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+6\right)\le\frac{3}{2}\)

Dấu bằng xảy ra khi a=b=c=1

Vậy \(MaxP=\frac{3}{2}\)khi a=b=c=1

Trần Phúc Khang
17 tháng 6 2019 lúc 15:42

13.  Ta có \(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1}\le1\)

\(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1}\ge\frac{9}{a+b+c+3}\)( BĐT cosi)

=> \(1\ge\frac{9}{a+b+c+3}\)

=> \(a+b+c\ge6\)

Ta có \(a^3-b^3=\left(a-b\right)\left(a^2+ab+b^2\right)\)

=> \(\frac{a^3-b^3}{a^2+ab+b^2}=a-b\)

Tương tự \(\frac{b^3-c^3}{b^2+bc+c^2}=b-c\),,\(\frac{c^3-a^2}{c^2+ac+a^2}=c-a\)

Cộng 3 BT trên ta có

\(\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\frac{c^3}{c^2+ac+c^2}=\frac{b^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{c^3}{c^2+bc+b^2}+\frac{a^3}{a^2+ac+c^2}\)

Khi đó \(2P=\frac{a^3+b^3}{a^2+ab+b^2}+...\)

=> \(2P=\frac{\left(a+b\right)\left(a^2-ab+b^2\right)}{a^2+ab+b^2}+....\)

Xét \(\frac{a^2-ab+b^2}{a^2+ab+b^2}\ge\frac{1}{3}\)

<=> \(3\left(a^2-ab+b^2\right)\ge a^2+ab+b^2\)

<=> \(a^2+b^2\ge2ab\)(luôn đúng )

=> \(2P\ge\frac{1}{3}\left(a+b+b+c+a+c\right)=\frac{2}{3}.\left(a+b+c\right)\ge4\)

=> \(P\ge2\)

Vậy \(MinP=2\)khi a=b=c=2

Lưu ý : Chỗ .... là tương tự 

Trần Phúc Khang
17 tháng 6 2019 lúc 15:52

14.

Ta có \(x^3+y^3+z^3-3xyz=2\)

=> \(\left(x+y+z\right)\left(x^2+y^2+z^2-xy-yz-xz\right)=2\)

Đặt \(x+y+z=a,x^2+y^2+z^2-xy-yz-xz=b\left(a,b\ge0\right)\)

=> \(\hept{\begin{cases}ab=2\\P=\frac{1}{2}a^2+4b\end{cases}}\)

Áp dụng bất đẳng thức cosi cho 3 số ta có 

\(\frac{1}{2}a^2+2b+2b\ge3\sqrt[3]{2a^2b^2}=6\)

Dấu bằng xảy ra khi \(\hept{\begin{cases}\frac{1}{2}a^2=2b\\ab=2\end{cases}}\)=> \(\hept{\begin{cases}a=2\\b=1\end{cases}}\)thỏa mãn ĐK

Vậy MinP=6 khi a=2, b=1

                            

Hoàng Đức Khải
17 tháng 6 2019 lúc 17:16

Câu 13 (cách khác này): Áp dụng BĐT Cauchy-schwazt cho 3 số dương, ta có:

\(1\ge\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1}\ge\frac{9}{a+b+c+3}\)

\(\Leftrightarrow a+b+c\ge6\)

Áp dụng bđt cô si cho 3 số dương, ta có: 

\(\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}=a-\frac{ab\left(a+b\right)}{a^2+ab+b^2}\ge a-\frac{ab\left(a+b\right)}{3ab}=a-\frac{a+b}{3}\)

Tương tự: \(\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}\ge b-\frac{b+c}{3}\)   \(\frac{c^3}{c^2+ca+a^2}\ge c-\frac{c+a}{3}\)

Cộng lại \(\Rightarrow VT\ge a+b+c-\frac{2\left(a+b+c\right)}{3}=\frac{a+b+c}{3}\ge2\)

Dấu bằng xảy ra khi a=b=c=2

Kiệt Nguyễn
27 tháng 4 2020 lúc 10:36

Câu 12 Cách khác

Ta có: \(a^2-ab+3b^2+1=\left(a-b\right)^2+ab+\left(b^2+1\right)+b^2\)

\(\ge b^2+ab+2b=b\left(a+b+2\right)\)(Đẳng thức xảy ra khi a = b)

\(\Rightarrow\frac{1}{\sqrt{a^2-ab+3b^2+1}}\le\frac{1}{\sqrt{b\left(a+b+2\right)}}\)(Đẳng thức xảy ra khi a = b)

Tương tự ta có: \(\frac{1}{\sqrt{b^2-bc+3c^2+1}}\le\frac{1}{\sqrt{c\left(b+c+2\right)}}\)(Đẳng thức xảy ra khi b = c)

\(\frac{1}{\sqrt{c^2-ca+3a^2+1}}\le\frac{1}{\sqrt{a\left(c+a+2\right)}}\)(Đẳng thức xảy ra khi c = a)

Cộng theo vế của 3 BĐT trên, ta được:

\(P\le\frac{1}{\sqrt{b\left(a+b+2\right)}}+\frac{1}{\sqrt{c\left(b+c+2\right)}}+\frac{1}{\sqrt{a\left(c+a+2\right)}}\)

\(=\frac{2}{\sqrt{4b\left(a+b+2\right)}}+\frac{2}{\sqrt{4c\left(b+c+2\right)}}+\frac{2}{\sqrt{4a\left(c+a+2\right)}}\)

\(\le\left(\frac{1}{4b}+\frac{1}{a+b+2}\right)+\left(\frac{1}{4c}+\frac{1}{b+c+2}\right)+\left(\frac{1}{4a}+\frac{1}{c+a+2}\right)\)(Áp dụng BĐT Cô - si các các cặp số không âm)

\(=\frac{1}{4}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+\left(\frac{1}{a+b+2}+\frac{1}{b+c+2}+\frac{1}{c+a+2}\right)\)

\(\le\frac{1}{4}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+\)

\(\left[\frac{1}{4}\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{2}\right)+\frac{1}{4}\left(\frac{1}{b+c}+\frac{1}{2}\right)+\frac{1}{4}\left(\frac{1}{c+a}+\frac{1}{2}\right)\right]\)

\(\le\frac{3}{4}+\left[\frac{3}{8}+\frac{1}{16}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\right)+\frac{1}{16}\left(\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+\frac{1}{16}\left(\frac{1}{c}+\frac{1}{a}\right)\right]\)

\(=\frac{3}{4}+\left[\frac{3}{8}+\frac{1}{8}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\right]\le\frac{3}{4}+\left[\frac{3}{8}+\frac{3}{8}\right]\)

\(=\frac{3}{4}+\frac{3}{4}=\frac{3}{2}\)

Đẳng thức xảy ra khi a = b = c = 1

Khách vãng lai đã xóa
Kiệt Nguyễn
28 tháng 7 2020 lúc 14:43

Xét BĐT phụ: \(\sqrt{a^2-ab+3b^2+1}\ge\frac{1}{4}\left(a+5b+2\right)\)(*)

\(\Leftrightarrow16\left(a^2-ab+3b^2+1\right)\ge a^2+25b^2+4+10ab+20b+4a\)

\(\Leftrightarrow15a^2+23b^2-26ab-4a-20b+12\ge0\)

\(\Leftrightarrow13\left(a-b\right)^2+2\left(a-1\right)^2+10\left(b-1\right)^2\ge0\)*đúng*Đẳng thức xảy ra khi a = b = 1*

Áp dụng BĐT (*) và bất đẳng thức quen thuộc \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\ge\frac{4}{x+y}\), ta được: \(P\le\frac{4}{a+5b+2}+\frac{4}{b+5c+2}+\frac{4}{c+5a+2}\)\(=\Sigma_{cyc}\frac{4}{\left(a+b+b+b\right)+\left(b+b+1+1\right)}\)

\(\le\Sigma_{cyc}\left[\frac{1}{\left(a+b\right)+\left(b+b\right)}+\frac{1}{\left(b+b\right)+\left(1+1\right)}\right]\)\(\le\frac{1}{4}\text{​​}\Sigma_{cyc}\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+b}+\frac{1}{b+b}+\frac{1}{1+1}\right)\)

\(\le\frac{1}{16}\Sigma_{cyc}\left(\frac{1}{a}+\frac{5}{b}+2\right)=\frac{1}{16}\left(\frac{6}{a}+\frac{6}{b}+\frac{6}{c}+6\right)\le\frac{1}{16}\left(6.3+6\right)=\frac{3}{2}\)(Vì theo giả thiết thì \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\le3\))

Đẳng thức xảy ra khi a = b = c = 1

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Người Vô Danh
Xem chi tiết
Vũ Thanh Lương
Xem chi tiết
Khiêm Nguyễn Gia
Xem chi tiết
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
Minh Khôi
Xem chi tiết
Minh Hiếu
Xem chi tiết
dinh huong
Xem chi tiết
Hoàng Việt Tân
Xem chi tiết
Diệp Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết