Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đỗ Anh Thư

1/ Cho tam giác ABC, M là trung điểm BC. Gọi H K theo thứ tự là hình chiếu của B và C trên đường thẳng AM. Chứng minh BHCK là hình bình hành và CH//BK

2/ Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD và CE. Vẽ các điểm H và K sao cho E là trung điểm CH, D là trung điểm BK. Chứng minh A là trung điểm HK

3/ Cho hình bình hành ABCD (góc B < 90o). Ở phía ngoài hình bình hành, vẽ các tam giác vuông cân tại B là ABE và CBF. Chứng minh rằng DB= EF; DB vuông góc EF.

Vẽ hình dùm mình luôn nha!

 

tth_new
31 tháng 7 2019 lúc 18:42

Bài 2:

A C D B E H K

Dễ dàng chứng minh \(\Delta\)BEC = \(\Delta\)AEH (c.g.c) và \(\Delta\)CDB = \(\Delta\)ADK

Suy ra HA = BC. và KA = BC từ đó suy ra HA = KA (1)

Do ED là đường trung bình tam giác BAK nên ED // AK (2)

Do ED là đường trung bình tam giác HCA nên ED // AH (3)

Từ (2) và (3) theo tiên đề Ơclit suy ra A, H, K thẳng hàng (4)

Từ (1) và (4) suy ra đpcm.

tth_new
31 tháng 7 2019 lúc 18:58

Bài 1:

A B C M K H

Hình như hơi dư thừa nhỉ? BHCK là hình bình hành thì hiển nhiên CH//BK rồi mà. Đúng hay sai thì tùy!

Giải

Dễ dàng chứng minh \(\Delta\)BMH = \(\Delta\)CMK (cạnh huyền - góc nhọn)

Suy ra ^MBH = ^MCK. Mà hai góc này ở vị trị so le trong nên BH // CK (1) và MH = MK 

Xét \(\Delta\)BMK và \(\Delta\)CMH có:

MH = MK (chứng minh trên)

^BMK = ^HMC

BM = CM (do M là trung điểm BC)

Suy ra  \(\Delta\)BMK = \(\Delta\)CMH (c.g.c)

Suy ra ^MBK = ^MCH. Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên BK // CH (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BHCK là hình bình hành (đpcm)

tth_new
31 tháng 7 2019 lúc 19:24

Bài 3:

A B C D E F

(so với mấy bài kia hình bài này người ra đề cho chẳng đẹp chút nào:(  cộng với kỹ năng vẽ xấu của mình thì nó còn xấu thế :v)

Từ đề bài ta có AD = BC (do ABCD là hình bình hành); BC = BF (do tam giác CBF vuông cân tại B) (chỗ này mình không canh mãi mà nó vẫn ko bằng trên hình vẽ). Do đó AD = BF (cùng bằng BC)

Mặt khác tam giác ABE vuông cân tại B nên AB = AE

Do AD // BC nên ^DAB + ^ABC = 180o(1)

Mặt khác ta có ^ABC + ^EBF = 360o - (^ABE + ^CBF) = 180o (2)

Từ (1) và (2) suy ra ^DAB = ^EBF (cùng bù với ^ABC)

Từ đây ta dễ dàng chứng minh được tam giác ADB = tam giác FBE (c.g.c)

Suy ra DB = EF.

b) Chịu

zZz Cool Kid_new zZz
1 tháng 8 2019 lúc 9:09

A B C D E F P Q

Gọi giao điểm của DB với EF là Q,Hạ AP vuông góc với DB.

Xét  \(\Delta\) ABD và \(\Delta\) BDF ta có:

AD=BF ( cùng bằng BC )

AB=BE

DB=EF ( theo cách chứng minh của tth )

Khi đó \(\Delta\)ABD=\(\Delta\)BDF (c.c.c)

=> ^BEF=^DBA ( 1 )

Ta có:^EBQ+^ABE+^ABP=1800

=>    ^EBQ+900+^ABP=1800

=>  ^EBQ=900-^ABP ( 2 )

Xét tam giác ABP có ^PAB=900-^APB ( 3 )

Từ ( 2 ) và ( 3 ) suy ra ^EBQ=^PAB ( 4 )

Lại có AB=BE ( 5 )

Từ ( 1 ) ; ( 4 ) ; ( 5 ) suy ra:

\(\Delta\)EBQ=\(\Delta\)ABP ( g.c.g )

=> ^BQE=^APB=900

Hay DB vuông góc với EF.

zZz Cool Kid_new zZz
1 tháng 8 2019 lúc 9:21

Mọi người sửa lại chỗ tam giác \(ABD\) bằng tam giác BEF nha!Thanks tth_new nhiều ~!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hiền
Xem chi tiết
Bin ShinXiao
Xem chi tiết
Khánh hiệp
Xem chi tiết
Bin ShinXiao
Xem chi tiết
Bin ShinXiao
Xem chi tiết
Mon an
Xem chi tiết