cho mình hỏi là : (những thuận lợi và điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế ) mình cảm ơn .
cho mình hỏi là : (những thuận lợi và điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế ) mình cảm ơn .
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng => Giúp quốc gia, khu vực phát triển đa dạng các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,...).
BÀI 2: KẾT NỐI TRI THỨC
Một hậu quả của phát kiến địa lí dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. em hãy tìm hiểu thêm và cho bt VN đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
TK:
- Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cước bóc thực dân. Ở Việt Nam, Việt Nam từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Năm 1884, thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Đến năm 1945, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã giành được độc lập.
BÀI 2: kết nối tri thức với cuộc sống
theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất
#Tham khảo
- Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình tròn.
- Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.
BÀI 2: sách kết nối tri thức
Kể tên các cuộc phát kiến địa lí trên thế giới?
Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến ?
Trình bày được sự nảy sinh phương pháp sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu và đã có sự biến đổi đổi gì trong xh ở tây âu?
Các cuộc phát kiến địa lí trên thế giới
-1487: Đi - a - xơ đến cực nam Châu Phi
-1492: Cô - lôm - bô tìm ra Châu Mỹ
-1497 - 1498: Gia - Ma đến Tây Nam Ấn
-1519 - 1522: Ma-gien-lăng đi vòng quanh Trái Đất.
Hệ quả của các cuộc phát kiến
Mở ra con đường mới , tìm ra vùng đất mới , thị trường mới , thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển ,... | `->` | Đem về cho Châu Âu khối lượng lớn vàng bạc , nguyên liệu ; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển . | `->` | Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm , cướp bóc thuộc địa ,... |
Sự nảy sinh phương pháp sản xuất tư bản chủ nghĩa
-Quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công:
+Quý tộc, thương nhân đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên thuộc địa
+Buôn bán nô lệ da đen
+Tước đoạt ruộng đất của nông nô
-Biểu hiện của sự nảy sinh Chủ Nghĩa Tư Bản:
+Giai cấp tư sản kinh doanh lập các công trường thủ công, công ty thương mại.
+Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Sự biến đổi trong xã hội
-Xã hội hình thành 2 giai cấp mới là tư sản và vô sản.
_Animepham-hoc24.vn_
Các em có biết tại sao trên thế giới xuất hiện cụm từ dưới đây không? Hãy lí giải cách hiểu của em về cụm từ này nhé.
Vì hiện nay ở châu Âu, xu hướng sinh con có xu huớng giảm. Một số quốc gia đã bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc suy giảm và khuyến khích người dân sinh con. Kể từ năm 2013, mỗi em bé được sinh ra ở Lestijärvi, một trong những thị trấn nhỏ nhất ở Phần Lan, sẽ được chính phủ tặng cho 10.000 euro (khoảng 250 triệu) và được chi trả trong vòng 10 năm. Đây là một trong những chính sách ưu đãi được giới chức thành phố này áp dụng nhằm ngăn chặn tỷ lệ sinh giảm và dân số đang bị thu hẹp, khi chỉ có một đứa trẻ được sinh ra hồi năm 2012. Và kể từ khi áp dụng biện pháp này, tỷ lệ sinh bắt đầu gia tăng, những em bé được sinh ra là một cú hích lớn cho thị trấn chưa đến 800 dân này.
bất kỳ cư dân nào sinh con sẽ được thưởng 10.000 euro, được chi trả trong vòng 10 năm
vì xu hướng sinh con giảm nên ai sinh con cũng sẽ được thưởng 10000 euro và được chi chả trong thời hạn 10 năm.
Theo em tìm hiểu, nguyên nhân là do một cơn bão bụi ạ!
\(#Hoc24\)
Thông tin em tìm hiểu được:
Thảm kịch bắt đầu vào ngày 2/7, tại bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, một vụ thảm kịch đã diễn ra khi hàng trăm người đã hoảng loạn và giẫm đạp lên nhau sau khi tham dự một buổi thuyết giảng của một giáo sĩ. Tính đến thời điểm hiện tại có ít nhất 121 người đã thiệt mạng, 80 người khác bị thương.
Bà Chaitra V. - Ủy viên hội đồng Aligarh cho biết rằng khi những người tham dự đang rời khỏi địa điểm tổ chức thì một cơn bão bụi xuất hiện khiến họ hoảng loạn, dẫn đến xô xát và thảm kịch thương tâm xảy ra sau đó.
Hãy chứng minh rằng Trung và Nam mĩ có tốc độ đô thị hoá cao?
Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa cao do tỷ lệ dân số sống trong thành phố lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng đô thị.
➞ vì Trung và Nam Mỹ ở nhiều nơi tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới chiêm khoảng 80 phần trăm và ở nhiều nơi mang tính tự phát nên cũng dễ hiểu Trung và nam mỹ là nơi có tốc độ đô thị hóa cao
Từ năm 1950 đến 1990, tỷ lệ dân số đô thị ở Mỹ Latinh đã tăng từ 40% lên 70%. Hiện nay, khoảng 80% dân số khu vực này sống ở các khu vực đô thị, làm cho Mỹ Latinh trở thành khu vực đô thị hoá cao nhất thế giới. Đến năm 2050, dự kiến sẽ có 90% dân số Mỹ Latinh sống trong các thành phố. Trong khi đó, Nam Mỹ cũng là một khu vực có tỷ lệ đô thị hoá cao, với hơn 80% người dân sống trong các thành phố. Trung Mỹ và khu vực Caribe có tỷ lệ đô thị hoá thấp hơn một chút, vào khoảng 70%. Những con số này cho thấy tốc độ đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ là rất cao.
Vì sao lục địa Australia khô nóng, mưa ít,, hoang mạc chiếm diện tích lớn
Vì:
- Vị trí địa lý: Australia nằm ở vùng cực nam của Trái Đất, nơi mà dòng khí hậu có thể trải qua khoảng cách lớn trên biển mà không gặp phải sự cản trở từ một lục địa nào khác. Điều này làm giảm lượng mưa đến từ hơi nước biển, làm cho môi trường khô hạn hơn.
- Hiệu ứng của núi nắng và cánh rừng: Với hầu hết các phần lớn của lục địa nằm ở phía bắc, hiệu ứng núi nắng tạo ra một vùng bóng khô phía sau dãy núi lớn như Great Dividing Range. Điều này làm giảm lượng mưa đến các vùng nằm ở phía sau dãy núi.
- Gió: Australia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các gió ôn đới từ Nam cực và gió giải nhiệt từ khu vực nhiệt đới, đặc biệt là gió núi và gió sa mạc, làm cho lục địa trở nên khô hạn hơn.
- Đặc tính địa hình: Với một phần lớn là đất đai cằn cỗi, sa mạc, và thảo nguyên, vùng đất này thiếu hệ thống sông ngòi lớn cung cấp nước cho cây cỏ và loài sống.
- Biến đổi khí hậu: Các nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận rằng biến đổi khí hậu đang tăng cường sự khô hạn và tăng nhiệt đới ở một số khu vực của Australia, làm cho môi trường trở nên khắc nghiệt hơn và cạn kiệt nước hơn.
Lục địa Australia có khí hậu khô hạn và hoang mạc chiếm diện tích lớn chủ yếu do:
- Vị trí địa lý: Phần lớn lãnh thổ Australia nằm ở khu vực áp cao chí tuyến, dẫn đến khí hậu nóng và ít mưa.
- Dãy núi chắn gió: Dãy núi ở phía đông chạy sát biển từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào, gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển và làm cho các vùng phía tây bị khô hạn.
- Dòng biển lạnh: Dòng biển lạnh tây Australia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
Lục địa Australia có điều kiện khí hậu khô nóng và ít mưa chủ yếu do các yếu tố địa lý và khí hậu như sau:
1. Vị trí địa lý: Australia nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với một phần lớn diện tích thuộc vùng ôn đới gió mùa. Điều này có nghĩa là nó thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hệ thống áp thấp nóng ẩm từ phía bắc, mang theo gió khô từ đại dương ở phía nam.
2. Ảnh hưởng của biển cạn: Biển cạn của Australia là một yếu tố quan trọng khiến cho lục địa này khô cằn. Gió từ đại dương thường bị hạn chế bởi dãy núi nước hoặc các vùng đất thấp, khiến cho lượng mưa không thể được phân bố rộng rãi trên toàn bộ lục địa.
3. Các hệ thống núi lửa và địa chất: Australia có nhiều vùng đất cao và khô cằn do sự phân bố không đều của các dãy núi lửa và cấu trúc địa chất. Các vùng đất cao này thường không thúc đẩy sự hình thành của mây mưa và có xu hướng giữ lại nước mưa trong lòng chảo khô.
4. Hiệu ứng dòng xuống: Sự hiện diện của các hệ thống núi dọc và sự phân bố địa lý đặc biệt của Australia góp phần làm gia tăng hiệu ứng dòng xuống, khiến cho mây thường không thể phát triển mạnh mẽ và dẫn đến mưa ít.
5. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng con người: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động con người như khai thác gỗ và gia tăng sự bao phủ của sa mạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm khô cạn hóa lục địa này.
Tóm lại, lục địa Australia có điều kiện khô nóng và mưa ít chủ yếu là do sự kết hợp của các yếu tố địa lý, địa chất và khí hậu, cùng với ảnh hưởng của các hoạt động con người.
Câu 3: Qua số liệu, so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới.
Bảng. Dân số Đông Nam Á, Châu Á và thế giới năm 2002
Lãnh thổ | Số dân (Triệu người) | Mật độ dân số trung bình (người/km2) | Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) |
Đông Nam Á | 536 | 119 | 1,5 |
Châu Á | 3766 | 85 | 1,3 |
Thế giới | 6215 | 46 | 1,3 |
- Số dân: Đông Nam Á là khu vực đông dân, chiếm 14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới.
- Mật độ dân số cao (119 người/km2), gấp 1,4 lần châu Á (85 người/km2) và 2,6 lần mật độ dân số thế giới (46 người/km2).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,5%) và lớn hơn mức trung bình của châu Á và thế giới (1,3%).
Dựa trên số liệu trong bảng, ta có thể so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới như sau:
- Số dân: Đông Nam Á có dân số là 536 triệu người, thấp hơn so với tổng dân số của Châu Á (3766 triệu người) và thế giới (6215 triệu người).
- Mật độ dân số trung bình: Mật độ dân số trung bình của Đông Nam Á là 119 người/km², cao hơn so với mật độ dân số trung bình của Châu Á (85 người/km²) và thế giới (46 người/km²). Điều này cho thấy Đông Nam Á có mật độ dân số khá cao so với tổng thể Châu Á và thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số hằng năm: Tỉ lệ tăng dân số hằng năm của Đông Nam Á là 1,5%, cao hơn so với tỉ lệ tăng dân số hằng năm của Châu Á và thế giới (cả hai đều là 1,3%). Điều này cho thấy dân số ở Đông Nam Á đang tăng nhanh hơn so với tổng thể Châu Á và thế giới.
Câu 7: Quan sát bảng, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á.
Bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Châu Á và các khu vực thuộc Châu Á Năm 2019
Đơn vị: %
Nhóm tuổi Khu vực | 0 – 14 tuổi | 15 – 64 tuổi | Từ 65 tuổi trở lên |
Đông Á | 17 | 70 | 13 |
Đông Nam Á | 26 | 68 | 6 |
Nam Á | 28 | 66 | 6 |
Tây Nam Á | 28 | 66 | 6 |
Trung Á | 29 | 66 | 5 |
Châu Á | 24 | 67 | 9 |
Dựa trên bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Châu Á và các khu vực thuộc Châu Á năm 2019, ta có thể nhận xét và giải thích như sau:
- Nhóm tuổi từ 15-64 chiếm tỷ lệ cao nhất: Trong tất cả các khu vực của Châu Á, nhóm tuổi từ 15-64 chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 66% đến 70%. Điều này cho thấy Châu Á có một lượng lớn người lao động, tạo ra một lực lượng lao động mạnh mẽ cho kinh tế.
- Nhóm tuổi từ 0-14 và từ 65 trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn: Nhóm tuổi từ 0-14 và từ 65 trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm tuổi từ 15-64. Điều này cho thấy Châu Á đang trong quá trình chuyển dịch dân số, với tỷ lệ người già và trẻ em giảm so với người lao động.
- Sự khác biệt giữa các khu vực: Có sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu dân số giữa các khu vực trong Châu Á. Ví dụ, Đông Á có tỷ lệ người già (từ 65 tuổi trở lên) cao hơn so với các khu vực khác, trong khi Trung Á có tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) cao nhất.