Những đứa con trong gia đình
đề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"
câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.
câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn? nhữn chi tiết ấy cho thấy vẻ đẹp gì ở nhân vật.
câu 3: cảm nhận về chi tiết" đạn đã lên lòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng lên súng"
đề 2: đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi:"sáng hôm sau nghe chị chiến nói...nội hết bưng này sang bưng khác"
câu 1: nêu luận điểm của văn bản sau.?
câu 2: cảm nhân chi tiết về câu hò của chú năm:" câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lện...như một lời thề dữ dội"
câu 3: cảm nhận về chi tiết tác giả khắc họa vóc dáng của nhân vật chiết.
câu 4: suy nghĩ của việt ở đoạn văn:"nào đưa má sang ở tạm nhà chú...việt thấy thương chị lạ"
câu 5: từ văn bản hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 10_12 câu) nêu cảm nhận của em về sự hòa quyên tuyệt đẹp giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước.
Viết một đoạn văn ngắn nói lên tâm trạng cuả mình trước tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hi sinh anh dũng của lão tướng Phạm Tu cùng nhiều nghĩa quân trong trận đánh giữ thành trước cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
ở mỗi đoạn tìm ít nhất một câu văn nói lên đặc điểm của cây tre một câu văn đánh giá, nhận xét về cây tre từ đó cho biết trong bài văn tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
việc tác giả đưa vào bài viết các câu thơ các câu văn ngắn cùng với hình ảnh đối xứng đối ứng nhịp nhàng có tác dụng j cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn trích
trong câu chuyện CHÁU BÉ 3 TUỔI BỊ CẬU ĐÁNH ĐẬP DÃ MAN, BẮT ĐI ĂN XIN
-TRONG CÂU CHUYỆN trên, em Đức đã bị xâm phạm những quyền nào? Hãy gạch chân từ và cụm từ thể hiện sự vi phạm những quyền đó.
b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :
-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.
-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con
Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )
c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :
Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự vật nêu ở chủ ngữ đc gọi là câu miêu tả ;trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ
Những câu dùng để thông báo về sự việc xuất hiện , tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật đc gọi là câu tồn tại;một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ
Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :
(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Tìm và chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn trên
Nêu tác dụng phép tu từ
Viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:"tản sáng ngày thứ tư thì chúng bắt được còn bé...chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo" Văn bản "cây xà nu"câu 1: xuất xứ của tác phẩm
câu 2: tội ác của đế quốc mĩ và bề lũ bán nước đã bị tác giả tố cáo như thế nào?
câu 3: vẻ đẹp quật cường,kiên dũng và sự hi sinh quả cảm của các nhân vậ, Dít,Mai,được tác giả khắc họa ra sao
câu 4: phân tích chi tiết:" ở chỗ 2 con mắt anh bây giờ la 2 cục lửa lớn"
câu 5: cảm nhận của em về tư tưởng:"chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo"
Chỉ ra từ dùng sai trong câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
Trong năm học vừa qua, bạn Cường có một số yếu điểm cần phải khắc phục.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Nhiều người chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì hãy hành động. Chúng ta để thái độ người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có sự lựa chọn hành động một cách kín đáo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì sự phụ thuộcvào ý kiến người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người đây là một bước tiến vĩ đại.
Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động và cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn có khả năng kiểm soát hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.
Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu quan trọng.”
(Khi thay đổi thế giới sẽ đổi thay - Karen Casey,NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr.72)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn”?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến:“Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên”?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi đối với bản thân của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc của dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trong tuyên bố với thế giới rằng:
Nước việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GD Việt Nam, 2018, tr.41)
Phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét tầm vóc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích.
-------------------- HẾT --------------------