Một cân có 2 đĩa A,B. Đặt 2 cốc đựng dung dịch HCl lên mỗi đĩa cân. Mỗi cốc chứa 36,5 gam HCl, thấy cân thăng bằng. Cho 21g Mg vào cốc ở đĩa cân A, cho 21g Fe vào cốc ở đĩa cân B. Sau phản ứng, phải cho vào đĩa cân nào vật nặng bao nhiêu để cân vẫn thăng bằng?
Hình vẽ dưới đây mô tả một bộ cân đang ở vị trí thăng bằng. Trên đĩa A có 2 cốc đựng CaCO3 và dung dịch axit clohiđric (HCl), trên đĩa B có đặt các quả cân. Nếu đổ cốc chứa dung dịch HCl vào cốc chứa CaCO3 thì xảy ra phản ứng:
CaCO3 + HCl -->? + H2O + CO2
(a) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
(b) Sau khi phản ứng kết thúc thì cân sẽ lệch về phía đĩa A hay đĩa B? Vì sao?
Đặt lên đĩa cân A hai cốc, cốc 1 chứa dung dịch natri cacbonat (Na2CO3), cốc 2 chứa dung dịch axit clohidric(HCl). Đặt quả cân lên đĩa B cho tới khi cân thăng bằng. Sau đó đổ cốc 1 vào cốc 2, biết rằng khi đó xảy ra phản ứng giữa Na2CO3 và HCl, tạo ra sản phẩm gồm NaCl, nước và khí CO2. Hãy dự đoán vị trí của cân kim? Giải thích
Bài tập sau: Trên 2 đĩa cân A và B
Đĩa A đặt cốc1 chứa dd BaCl2
Đĩa B đặt cốc 2 chứa dd Na2CO3 Khối lượng này chất này bằng sau kim ở vị trí thăng bằng
Rót vào mỗi cốc cùng 1 lượng dd H2SO4
Biết rằng ở cốc 1 , cốc 2 có phản ứng
Cốc 1: H2SO4 + BaCl2 --- > BaSO4 kết tủa + HCl
Cốc 2: H2SO4 + Na2CO3 --- > Na2SO4 + H2O + CO2 khí .
Hãy cho biết kim lệch ở vị trí nào ? ( lệch A hay B hay thăng bằng)? Vì sao?
Bài 7: Đặt 2 cốc trên 2 đĩa cân, rót vào mỗi cốc 50g dung dịch HCl 10,95%. Cân ở vị trí thăng bằng. Thêm 12,6 g NaHCO3 vào cốc 1. Thêm 12,6 g MgCO3 vào cốc 2. Sau khi phản ứng kết thúc kim của cân lệch về phía nào?
Trên hai đĩa cân đặt 2 cốc đều đựng dung dịch có chứa 0,4 mới H2SO4 và cân ở trạng thái thăng bằng.Bỏ 12 g magie vào một cốc và 12 g kẽm vào cốc thứ hai. Hãy tính toán và giải thích cho biết cân sẽ lệch về bên nào khi phản ứng kết thúc.
đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho câ ở vị trí thăng bằng. sau đó làm thí nghiệm sau
Thêm vào cốc A 25g CaCO3 và cốc B một lượng bột kim loại nhôm là a g, cân vẫn ở vị trí thăng bằng sau khi phản ứng kết thúc. tính a g, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn
Đặt hai cốc A, B có khối lượng bằng nhau lên 2 đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Cho dung dịch HCl vào cốc A; dung dịch H2SO4 loãng vào cốc B. Khối lượng axit được lấy vào 2 cốc bằng nhau sao cho cân vẫn giữ nguyên trạng thái cân bằng. Thêm 7,84 gam Fe vào cốc A; 8,1 gam Al vào cốc B. Sau thí nghiệm, cân có còn ở vị trí thăng bằng không? Giải thích? Biết rằng kim loại trong 2 phản ứng trên đều phản ứng hết.
Đặt hai cốc trên hai đĩa cân, rót dung dịch HCl vào hai cốc, khối lượng axit ở hai cốc bằng nhau. Hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng. Thêm vào cốc thứ nhất một lá sắt, cốc thứ hai thêm vào một lá nhôm, khối lượng hai lá kim loại bằng nhau. Hãy cho biết vị trí của cân trong mỗi trường hợp sau:
a. Hai lá kim loại tan hết.
b. Thể tích H2 sinh ra ở mỗi cốc bằng nhau. (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)