Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s23p3. Công thức hợp chất với hidro và công thức oxit cao nhất của R là
A. RH2 và RO3
B. RH3 và R2O5
C. RH và R2O7
D. RH4 và RO2
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: ls22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của X là:
A. XO2 và XH4.
B. XO3 và XH2.
C. X2O5 và XH3.
D. X2O7 và XH.
Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S
B. N
C. P
D. As
Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có công thức RH3. Mặt khác trong công thức oxit cao nhất R chiếm 43,66% về khối lượng. R là:
A. Si = 28.
B. P = 31.
C. S = 32.
D. N = 14.
Oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm A có dạng RO3. Cho các nhận định về R:
(1) R có hóa trị cao nhất với oxi là 6.
(2) Công thức hợp chất khí của R với H có dạng RH2.
(3) R là một phi kim.
(4) Axit tương ứng với oxit cao nhất của R là H2RO3
Số nhận định đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
X và Y là những nguyên tố có hợp chất khí với hidro có công thức XHa, YHa (phân tử lượng chất này gấp đôi chất kia). Oxit cao nhất có công thức X2Ob, Y2Ob (phân tử lượng khác nhau 34 đvC). X và Y là:
A. N và P
B. C và Si
C. F và Cl.
D. S và Se
Nguyên tử nguyên tố X có 2 electron hóa trị; nguyên tử nguyên tố Y có 5 electron hóa trị. Công thức phân tử của hợp chất tạo bởi X và Y là
A. X2Y3
B. X5Y2
C. X2Y5
D. X3Y2
oxit cao nhất của 1 nguyên tố R là R2O5 hợp chất của nó với H2 chiếm 82,35% R về khối lượng. Xách định tên R
R có z = 16. Xác định hóa trị và công thức oxit cao nhất, hiđrooxit, hợp chất với hidro và tính chất của các hợp chất đó