Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.
Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.
Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:
Có chí thì nên
Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.
Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.
Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:
… Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
NHỚ LÀ TICK GIÚP MÌNH NHA !
Muon lam viec thanh cong thi phai co long kien nhan
1. Mở bài
- Mọi việc trên đời này không phải tự nhiên mà thành công được. Để có kết quả của một quá trình rèn luyện, chịu khó... trong lao động.
- Dẩn câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
- Đây là một bài học về tính kiên trì, nhẫn nại, chịu khó.
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu câu tục ngữ đưa ra một hình ảnh cụ thể mang tính nguyên nhân, hệ quả: thỏi sắt thô cứng kia nếu ra sức mài giũa lâu ngày thì nó sẽ trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng, án phải có nghị lực, kiên trì thì mới đi đến thành công trong công việc. “ Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ”
Là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi lẽ bất cứ công việc gì muốn thành công đều phải trải qua một quá trình lao động một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút nghiệm của từ những thất bại này đến thất bại khác. Không cứ chỉ qua một lần làm việc mà dễ dàng mang lại kết quả tốt đẹp mà chính nghị lực, lòng trì, nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng càng dài thì sự thành công đó mới càng vinh quang và đáng tự hào. Đó là tất yếu.
Nếu chỉ mới thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí, bỏ cuộc thì ta khó đạt tới đích. Phải nên nhớ rằng "Thất bại là mẹ thành công".
Một học sinh yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện... chắc chắn có ngày sẽ khá lên. Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. Đó chẳng -Ai là những tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại đó sao. Một em học tiểu học Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.
Những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân.
b)Mở rộng vấn đề
Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ "thấy sóng cả vội ngã tay chèo", để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại, những kẻ đó dễ thất bại trên đường đáng phê phán.
- Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.
- Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.
- Tuổi chúng ta đang bắt đầu vào đời, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".
Bản thân có những lúc sao nhãng, ta phải cố gắng hạn chế những phút ấy để mỗi ngày qua đi không lãng phí.
3. Kết luận
- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.
- Đây là một đức tính không thê thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.
Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!
Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài, các thầy cô cũng chỉ giúp ta một phần nào đó để hiểu hết, chủ yếu là bản thân mỗi người có cách tiếp thu khác nhau. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội, có câu “thất bại là mẹ thành công”, chúng ta không biết trước được chúng ta sẽ gặp những vất vả, gian nan trong công việc, học tập, không có cái gì thành công luôn, qua những lần thất bại thì chúng ta mới lấy được những kinh nghiệm cho chính mình. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy.
Không phải chúng ta cứ phấn đấu mà không đặt ra mục tiêu, sẽ khiến chúng ta sai lệch trong quá trình rèn luyện, phải tự đề ra phương pháp hợp lý, phù hợp cho bản thân từng người. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một, mỗi một bước là một trải nghiệm, cuộc sống rất nhiều điều hay cần mỗi chúng ta kiên trì khám phá những điều tốt đẹp đó.Câu tục ngữ là một bài học ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mọi người. Những bài học rất quý giá cần con cháu lưu giữ và phát huy hết sức có thể. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những mọi người trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên.
Vì vậy mỗi người cần kiên trì cố gắng từng ngày để đạt những ước mơ của mình, để không phụ kì vọng của ông bà cha mẹ đối với mình, hãy luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội, để xã hội trở nên tươi đẹp hơn.
Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.
Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.
Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:
" Có chí thì nên "
Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.
Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sống của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.
Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mĩ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:
Có chí thì nên
Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.
Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiểu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.
Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:
... Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
(Nghe tiếng giã gạo)