Văn minh Maya (/ˈmaɪə/) là một nền văn minh Trung B châu Mỹ của người Maya, nổi bật với hệ chữ tượng hình ký âm—hệ chữ viết tinh vi bậc nhất ở Châu Mỹ thời tiền Columbus—cũng như nghệ thuật, kiến trúc, toán học, lịch, và thuật chiêm tinh rất phát triển. Văn minh Maya phân bố trong khu vực phía đông nam Mexico, toàn bộ Guatemala và Belize, phía tây của Honduras và El Salvador ngày nay. Khu vực này bao gồm các vùng trũng phía bắc tạo nên Bán đảo Yucatán và vùng cao nguyên Sierra Madre, chạy từ bang Chiapas thuộc Mexico, qua miền nam Guatemala tới tận El Salvador, và vùng trũng phía nam của đồng bằng cận duyên Thái Bình Dương. Thuật ngữ "Maya" là một thuật ngữ tập thể hiện đại dùng để chỉ các dân tộc trong khu vực. Tuy nhiên, thuật ngữ này không được sử dụng bởi người bản địa vì họ chưa bao giờ thống nhất được về mặt chính trị hay lãnh thổ.[1]
Thời kỳ Cổ xưa, trước năm 2000 TCN, con người bắt đầu phát triển nông nghiệp và xây dựng những làng mạc đầu tiên. Thời kỳ Tiền cổ điển (khoảng năm 2000 TCN đến 250 CN) các xã hội phức tạp bắt đầu nở rộ ở vùng Maya, và họ bắt đầu trồng các loài cây lương thực bao gồm ngô, đậu, bí và ớt. Các đô thị Maya đầu tiên phát triển vào khoảng năm 750 TCN và đến năm 500 TCN, những đô thị này đã sở hữu kiến trúc hoành tráng, bao gồm những ngôi đền lớn với mặt tiền làm từ vữa rất công phu. Chữ viết tượng hình đã được sử dụng tại vùng Maya vào thế kỷ thứ 3 TCN. Vào cuối thời Tiền cổ điển, một số đô thị lớn phát triển ở lưu vực Petén và thành bang Kaminaljuyu nổi lên ở vùng cao nguyên Guatemala. Bắt đầu từ khoảng năm 250 CN, thời kỳ Cổ điển bắt đầu khi người Maya dựng các tượng đài có chứa các phù điêu của bộ lịch Đếm Dài. Mạng lưới giao thương giữa nhiều thành bang Maya trong thời kỳ này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ở các vùng trũng Maya, hai kình địch lớn, thành bang Tikal và Calakmul, trở nên hùng mạnh. Thành bang Teotihuacan ở Mexico trong thời kỳ này có cung cầu ảnh hưởng vươn đến tận các thành bang tại vùng Maya. Vào thế kỷ thứ 9, một sự sụp đổ chính trị quy mô lớn xảy ra ở trung tâm Maya, dẫn đến nhiều cuộc nội chiến, các thành phố bị bỏ hoang và dân cư di chuyển lên phía bắc. Thời kỳ Hậu cổ điển đánh dấu sự trỗi dậy của thành Chichen Itza phía bắc và sự bành trướng của vương quốc Kʼicheʼ hung hăng ở Cao nguyên Guatemala. Vào thế kỷ 16, Đế quốc Tây Ban Nha tiến vào vùng Trung Bộ châu Mỹ và các chiến dịch xâm lược của quân Tây Ban Nha sau đó đã làm lụi tàn các thành bang Maya. Nojpetén là đô thị Maya cuối cùng, sụp đổ năm 1697.
Vua Maya thời Cổ điển được dân coi là người trung gian giữa cõi phàm trần và cõi siêu nhiên. Vương quyền theo chế độ phụ hệ, cha truyền con nối. Một vị thái tử được kỳ vọng sẽ là một nhà lãnh đạo chiến tranh thành công. Chính trị Maya bị chi phối bởi một hệ thống bảo trợ khép kín, mặc dù cấu trúc chính trị chính xác của mỗi thành bang hay vương quốc khác nhau đáng kể. Đến cuối thời Cổ điển, tầng lớp quý tộc lớn lên, dẫn đến việc quyền lực của vua linh thiêng một phần bị giảm bớt. Nền văn minh Maya sản xuất nhiều tác phẩm nghệ thuật rất tinh vi bằng cách pha lẫn cả vật liệu dễ hư hỏng và bên lâu, bao gồm gỗ, ngọc bích, đá vỏ chai, gốm sứ, tượng đài đá điêu khắc, vữa, và tranh tường.
Các đô thị Maya có xu hướng mở rộng một cách không có tổ chức, và trung tâm của chúng thường chứa các công trình nghi lễ và hành chính, bao quanh bởi một khu dân cư. Các phần khác nhau của một thành phố thường sẽ được liên kết bởi các sakbej (đường trắng, lát bởi người Maya). Các kiến trúc chính của thành phố bao gồm cung điện, đền thờ kim tự tháp, sân bóng nghi lễ và các cấu trúc được căn chỉnh để chiêm tinh. Giới tinh hoa Maya biết đọc biết viết và phát triển một hệ thống chữ viết phức tạp, tiên tiến nhất ở châu Mỹ thời tiền Columbus. Người Maya biết chép lại lịch sử và kiến thức nghi thức của họ lên các cuốn sách (chỉ còn ba quyển không tranh cãi còn sót lại, phần còn lại đã bị quân Tây Ban Nha thiêu đốt). Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ tuyệt vời về văn bản Maya được tìm thấy trên các tấm bia đá và đồ gốm sứ. Người Maya đã phát triển một loạt các lịch nghi lễ đan xen rất phức tạp và áp dụng toán học bao gồm một trong những trường hợp sớm nhất về con số 0 trên thế giới. Là một phần tôn giáo, người Maya có tập tục hiến tế người.
Tham khảo :
El Castillo, tại Chichen ItzaPhù điêu trên rầm đỡ 26 từ Yaxchilan
Văn minh Maya (/ˈmaɪə/) là một nền văn minh Trung B châu Mỹ của người Maya, nổi bật với hệ chữ tượng hình ký âm—hệ chữ viết tinh vi bậc nhất ở Châu Mỹ thời tiền Columbus—cũng như nghệ thuật, kiến trúc, toán học, lịch, và thuật chiêm tinh rất phát triển. Văn minh Maya phân bố trong khu vực phía đông nam Mexico, toàn bộ Guatemala và Belize, phía tây của Honduras và El Salvador ngày nay. Khu vực này bao gồm các vùng trũng phía bắc tạo nên Bán đảo Yucatán và vùng cao nguyên Sierra Madre, chạy từ bang Chiapas thuộc Mexico, qua miền nam Guatemala tới tận El Salvador, và vùng trũng phía nam của đồng bằng cận duyên Thái Bình Dương. Thuật ngữ "Maya" là một thuật ngữ tập thể hiện đại dùng để chỉ các dân tộc trong khu vực. Tuy nhiên, thuật ngữ này không được sử dụng bởi người bản địa vì họ chưa bao giờ thống nhất được về mặt chính trị hay lãnh thổ.[1]
Thời kỳ Cổ xưa, trước năm 2000 TCN, con người bắt đầu phát triển nông nghiệp và xây dựng những làng mạc đầu tiên. Thời kỳ Tiền cổ điển (khoảng năm 2000 TCN đến 250 CN) các xã hội phức tạp bắt đầu nở rộ ở vùng Maya, và họ bắt đầu trồng các loài cây lương thực bao gồm ngô, đậu, bí và ớt. Các đô thị Maya đầu tiên phát triển vào khoảng năm 750 TCN và đến năm 500 TCN, những đô thị này đã sở hữu kiến trúc hoành tráng, bao gồm những ngôi đền lớn với mặt tiền làm từ vữa rất công phu. Chữ viết tượng hình đã được sử dụng tại vùng Maya vào thế kỷ thứ 3 TCN. Vào cuối thời Tiền cổ điển, một số đô thị lớn phát triển ở lưu vực Petén và thành bang Kaminaljuyu nổi lên ở vùng cao nguyên Guatemala. Bắt đầu từ khoảng năm 250 CN, thời kỳ Cổ điển bắt đầu khi người Maya dựng các tượng đài có chứa các phù điêu của bộ lịch Đếm Dài. Mạng lưới giao thương giữa nhiều thành bang Maya trong thời kỳ này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ở các vùng trũng Maya, hai kình địch lớn, thành bang Tikal và Calakmul, trở nên hùng mạnh. Thành bang Teotihuacan ở Mexico trong thời kỳ này có cung cầu ảnh hưởng vươn đến tận các thành bang tại vùng Maya. Vào thế kỷ thứ 9, một sự sụp đổ chính trị quy mô lớn xảy ra ở trung tâm Maya, dẫn đến nhiều cuộc nội chiến, các thành phố bị bỏ hoang và dân cư di chuyển lên phía bắc. Thời kỳ Hậu cổ điển đánh dấu sự trỗi dậy của thành Chichen Itza phía bắc và sự bành trướng của vương quốc Kʼicheʼ hung hăng ở Cao nguyên Guatemala. Vào thế kỷ 16, Đế quốc Tây Ban Nha tiến vào vùng Trung Bộ châu Mỹ và các chiến dịch xâm lược của quân Tây Ban Nha sau đó đã làm lụi tàn các thành bang Maya. Nojpetén là đô thị Maya cuối cùng, sụp đổ năm 1697.
Vua Maya thời Cổ điển được dân coi là người trung gian giữa cõi phàm trần và cõi siêu nhiên. Vương quyền theo chế độ phụ hệ, cha truyền con nối. Một vị thái tử được kỳ vọng sẽ là một nhà lãnh đạo chiến tranh thành công. Chính trị Maya bị chi phối bởi một hệ thống bảo trợ khép kín, mặc dù cấu trúc chính trị chính xác của mỗi thành bang hay vương quốc khác nhau đáng kể. Đến cuối thời Cổ điển, tầng lớp quý tộc lớn lên, dẫn đến việc quyền lực của vua linh thiêng một phần bị giảm bớt. Nền văn minh Maya sản xuất nhiều tác phẩm nghệ thuật rất tinh vi bằng cách pha lẫn cả vật liệu dễ hư hỏng và bên lâu, bao gồm gỗ, ngọc bích, đá vỏ chai, gốm sứ, tượng đài đá điêu khắc, vữa, và tranh tường.
Các đô thị Maya có xu hướng mở rộng một cách không có tổ chức, và trung tâm của chúng thường chứa các công trình nghi lễ và hành chính, bao quanh bởi một khu dân cư. Các phần khác nhau của một thành phố thường sẽ được liên kết bởi các sakbej (đường trắng, lát bởi người Maya). Các kiến trúc chính của thành phố bao gồm cung điện, đền thờ kim tự tháp, sân bóng nghi lễ và các cấu trúc được căn chỉnh để chiêm tinh. Giới tinh hoa Maya biết đọc biết viết và phát triển một hệ thống chữ viết phức tạp, tiên tiến nhất ở châu Mỹ thời tiền Columbus. Người Maya biết chép lại lịch sử và kiến thức nghi thức của họ lên các cuốn sách (chỉ còn ba quyển không tranh cãi còn sót lại, phần còn lại đã bị quân Tây Ban Nha thiêu đốt). Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ tuyệt vời về văn bản Maya được tìm thấy trên các tấm bia đá và đồ gốm sứ. Người Maya đã phát triển một loạt các lịch nghi lễ đan xen rất phức tạp và áp dụng toán học bao gồm một trong những trường hợp sớm nhất về con số 0 trên thế giới. Là một phần tôn giáo, người Maya có tập tục hiến tế người.
tôi đã tra trên mạng và biết rằng
nền văn minh maya đã tạo ra 800 chữ tượng hình