Các đặc trưng nào không phải của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Tính cụ thể, tính nghệ thuật, tính minh xác.
B. Tính trừu tượng, tính trí tuệ, tính cá thể.
C. Tính công vụ, tính chính xác, tính chuẩn mực.
D. Cả A,B và C.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có các đặc trưng sau?:
A. Tính trí tuệ, tính cụ thể, tính cá thể.
B. Tính trừu tượng, tính cụ thể, tính công vụ.
C. Tính cụ thể, tính chính xác, tính cá thể.
D. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
So sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ nghệ thuật
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?
Điểm khác biệt nhất của ngôn ngữ nghệ thuật so với các phong cách ngôn ngữ khác?
A. Dùng nhiều từ tượng thanh
B. Dùng nhiều từ tượng hình
C. Dùng nhiều từ láy
D. Dùng nhiều biện pháp tu từ
Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (theo mẫu SGK, trang 138).
Văn bản nào sau đây là sản phẩm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Một bài thơ
B. Một bài báo
C. Một câu chuyện kể
D. Một mẩu đối thoại
Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phát họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính đa nghĩa
B. Tính thẩm mĩ
C. Tính cá thể
D. Tính truyền cảm
Câu ca dao nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
B. Gió sao gió mát trên đầu/ Dạ sao dạ nhớ dạ sầu người dưng.
C. Gặp đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này: Có lấy anh không?
D. Trúc xinh trúc mọc bờ ao/ Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.