Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng phong cách ngông ngữ sinh hoạt có tính cụ thể và tính cảm xúc
Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn đối thoại trên không thể hiện ở ý nào sau đây?
A. Có địa điểm và thời gian cụ thể.
B. Có người nói và người nghe.
C. Có nội dung trao đổi cụ thể.
D. Có cách diễn đạt mang đậm chất địa phương.
a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?
A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao
B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.
D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.
b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?
A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).
1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận □
2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …) □
3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc. □
4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, … □
5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. □
6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc. □
7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi □
8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.
Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:
8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu là:
A. Những cách thức phản ánh đời sống khác nhau trong tác phẩm văn học của các tác giả.
B. Những cách sử dụng các biện pháp tu từ của mỗi tác giả trong các tác phẩm văn học.
C. Những dấu ấn riêng của tác giả trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ qua các tác phẩm văn học.
D. Dấu ấn về tính cách con người thật ngoài đời của tác giả để lại trong tác phẩm văn học.
Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng vê từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ (xem SGK, trang 102).
Dòng nào dưới đây nói về tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn đối thoại sau:
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
- Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)
A. Đây là câu chuyện của những người cùng làng.
B. Đây là câu chuyện diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Đây là câu chuyện nói về lòng yêu làng, yêu quê hương.
D. Đây là câu chuyện của những người nông dân chất phác ở miền trung du.