Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn đối thoại trên không thể hiện ở ý nào sau đây?
A. Có địa điểm và thời gian cụ thể.
B. Có người nói và người nghe.
C. Có nội dung trao đổi cụ thể.
D. Có cách diễn đạt mang đậm chất địa phương.
Câu ca dao nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
B. Gió sao gió mát trên đầu/ Dạ sao dạ nhớ dạ sầu người dưng.
C. Gặp đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này: Có lấy anh không?
D. Trúc xinh trúc mọc bờ ao/ Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.
Dòng nào dưới đây nói về tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn đối thoại sau:
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
- Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)
A. Đây là câu chuyện của những người cùng làng.
B. Đây là câu chuyện diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Đây là câu chuyện nói về lòng yêu làng, yêu quê hương.
D. Đây là câu chuyện của những người nông dân chất phác ở miền trung du.
viết một đoạn văn có sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ mà ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
Hãy đọc các quảng cáo sau đây và trả lời các câu hỏi. (trang 142 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a) Các văn bản trên quảng cáo về điều gì ?
b) Anh (chị) thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ?
c) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại.
So sánh các văn bản 2, 3 (ở mục I) với:
- Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác.
- Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.
* Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét về những phương diện sau:
a) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.
c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK).