Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thị Khởi Nguyễn

giúp me với ạ

1.cho A(4;0) B(3;4) và đường tròn (C): \(x^2\) + \(y^2\) =4 tìm M thuộc (C) sao cho GTNN của P= MA+2MB

2. A(0;9) B(6;-1) và (C): \(x^2+y^2\)=9 tìm M thuộc (C) sao cho P= MA+3MB nhỏ nhất

3. M(x0;y0) thuộc (C): \(x^2+y^2-2x-4y+3=0\) tìm M sao cho T= x0+ y0 lớn nhất

Nguyễn Việt Lâm
3 tháng 5 2020 lúc 16:50

Câu 1:

Gọi \(C\left(1;0\right)\Rightarrow OC=1;OA=4\)

Với M là điểm bất kì thuộc (C) \(\Rightarrow OM=R=2\)

Xét hai tam giác OCM và OMA có:

\(\widehat{MOC}\) chung

\(\frac{OC}{OM}=\frac{OM}{OA}=\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow\Delta OCM\sim\Delta OMA\Rightarrow\frac{AM}{CM}=\frac{OM}{OC}=2\Rightarrow AM=2CM\)

\(\Rightarrow P=MA+2MB=2CM+2MB=2\left(BM+CM\right)\ge2BC\)

\(\Rightarrow P_{min}=2BC\) khi M;B;C thẳng hàng hay M là giao điểm của đoạn thẳng BC và (C)

\(\overrightarrow{CB}=\left(2;4\right)=2\left(1;2\right)\Rightarrow\) phương trình BC có dạng: \(\left\{{}\begin{matrix}x=1+t\\y=2t\end{matrix}\right.\)

Tọa độ M thỏa mãn:

\(\left(1+t\right)^2+\left(2t\right)^2=4\)

Bạn tự giải nốt (chỉ lấy nghiệm M nằm giữa B và C)

Câu 2: hoàn toàn tương tự câu 1, gọi \(C\left(0;1\right)\Rightarrow\frac{OC}{OM}=\frac{OM}{OA}=\frac{1}{3}\Rightarrow...\)

Nguyễn Việt Lâm
3 tháng 5 2020 lúc 16:56

Câu 3:

Đường tròn tâm \(I\left(1;2\right)\) bán kính \(R=\sqrt{2}\)

Xét đường thẳng d có pt: \(x+y-T=0\)

Để (d) và (C) có điểm chung M

\(\Leftrightarrow d\left(I;d\right)\le R\)

\(\Leftrightarrow\frac{\left|1+2-T\right|}{\sqrt{1^2+1}^2}\le\sqrt{2}\)

\(\Leftrightarrow\left|T-3\right|\le2\Rightarrow T\le5\)

\(\Rightarrow T_{max}=5\) khi (d) tiếp xúc (P)

Giải hệ \(\left\{{}\begin{matrix}x^2+y^2-2x-4y+3=0\\x+y-5=0\end{matrix}\right.\) ta được \(M\left(2;3\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Mẫn Li
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
Mỹ Ngọc Quách
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Hân
Xem chi tiết
Mẫn Li
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo
Xem chi tiết
Duc Ah Le
Xem chi tiết