Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN

Mẫn Li

1. Trong Oxy, cho (C): \(x^2+y^2-2x-4y+1=0\), M(3; 4). Viết phương trình đường tròn (\(C_2\)) có tâm M, cắt đường tròn (\(C_1\)) tại hai điểm A, B sao cho \(S_{\Delta IAB}\) lớn nhất.
2. Trong Oxy, cho (C): \(x^2+y^2-2x+4y=0\), d: \(x-y-1=0\). Tìm điểm M thuộc d sao cho qua M kẻ được hai đường thẳng tiếp xúc với đường tròn (C) lần lượt tại A, B và \(\Delta MAB\) là tam giác đều.
3. Trong Oxy, cho (C): \(x^2+y^2-2x-4y-5=0\) và điểm M(0; -1) \(\in\) (C), Tìm tọa độ các điểm B, C thuộc đường tròn (C) saao cho \(\Delta MBC\) đều.

Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 4 2020 lúc 21:47

Câu 1:

Đường tròn (C) tâm \(I\left(1;2\right)\) bán kính \(R=2\)

\(\overrightarrow{IM}=\left(2;2\right)=2\left(1;1\right)\)

Do AB luôn vuông góc AM nên đường thẳng AB nhận (1;1) là 1 vtpt

Phương trình AB có dạng: \(x+y+c=0\)

Theo công thức diện tích tam giác:

\(S_{IAB}=\frac{1}{2}IA.IB.sin\widehat{AIB}=\frac{1}{2}R^2sin\widehat{AIB}\le\frac{1}{2}R^2\)

\(\Rightarrow S_{max}=\frac{1}{2}R^2\) khi \(\widehat{AIB}=90^0\)

\(\Rightarrow d\left(I;AB\right)=\frac{R}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow\frac{\left|1+2+c\right|}{\sqrt{1^2+1^2}}=\sqrt{2}\Leftrightarrow\left|c+3\right|=2\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}c=-1\\c=-5\end{matrix}\right.\)

Có 2 đường thẳng AB thỏa mãn: \(\left[{}\begin{matrix}x+y-1=0\\x+y-5=0\end{matrix}\right.\)

TH1: \(x+y-1=0\Rightarrow y=1-x\)

Thay vào pt đường tròn: \(x^2+\left(1-x\right)^2-2x-4\left(1-x\right)+1=0\)

Giải ra tọa độ A hoặc B (1 cái là đủ) rồi tính được AM

TH2: tương tự.

Bạn tự làm nốt phần còn lại nhé

Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 4 2020 lúc 21:22

Câu 1: ko biết điểm I là điểm nào :(

Câu 2:

Đường tròn tâm \(I\left(1;-2\right)\) bán kính \(R=\sqrt{5}\)

Do M thuộc d nên tọa độ M có dạng \(M\left(m;m-1\right)\)

Tam giác MAB đều \(\Rightarrow\widehat{AMB}=60^0\Rightarrow\widehat{AOB}=120^0\)

Theo định lý hàm cos:

\(AB=\sqrt{OA^2+OB^2-2OA.OB.cos120^0}=\sqrt{15}\)

\(\Rightarrow AM=AB=\sqrt{15}\)

\(\Rightarrow OM=\sqrt{OA^2+AM^2}=2\sqrt{5}\)

\(\Rightarrow m^2+\left(m-1\right)^2=20\)

\(\Leftrightarrow2m^2-2m-19=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=\frac{1+\sqrt{39}}{2}\\m=\frac{1-\sqrt{39}}{2}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}M\left(\frac{1+\sqrt{39}}{2};\frac{-1+\sqrt{39}}{2}\right)\\M\left(\frac{1-\sqrt{39}}{2};\frac{-1-\sqrt{39}}{2}\right)\end{matrix}\right.\)

Số hơi xấu, bạn kiểm tra lại quá trình tính toán, sợ nhầm lẫn

Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 4 2020 lúc 21:38

Câu 3:

Đường tròn tâm \(I\left(1;2\right)\) bán kính \(R=\sqrt{10}\)

Tam giác MBC đều \(\Rightarrow IM\) là trung trực của BC

\(\overrightarrow{MI}=\left(1;3\right)\Rightarrow\) đường thẳng BC nhận \(\left(1;3\right)\) là 1 vtpt

Phương trình BC có dạng \(x+3y+c=0\)

Mặt khác do MBC đều nên I đồng thời là trọng tâm

\(\Rightarrow d\left(I;BC\right)=\frac{1}{2}IM=\frac{\sqrt{10}}{2}\)

Theo công thức khoảng cách:

\(\frac{\left|1+2.3+c\right|}{\sqrt{10}}=\frac{\sqrt{10}}{2}\Leftrightarrow\left|c+7\right|=5\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}c=-2\\c=-12\end{matrix}\right.\)

Có 2 đường thẳng thỏa mãn: \(\left[{}\begin{matrix}x+3y-2=0\\x+3y-12=0\end{matrix}\right.\)

M và I phải nằm cùng phía so với đường thẳng BC nên loại trường hợp \(x+3y-2=0\)

Tọa độ B và C là nghiệm:

\(\left\{{}\begin{matrix}x+3y-12=0\\x^2+y^2-2x-4y-5=0\end{matrix}\right.\)

Bạn tự giải nốt


Các câu hỏi tương tự
Mẫn Li
Xem chi tiết
Mẫn Li
Xem chi tiết
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Hoàng Vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Dương
Xem chi tiết
Đông Viên
Xem chi tiết
Mỹ Ngọc Quách
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyen Tuan Anh
Xem chi tiết