Bia Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh
Di tích nằm trong khu vực rừng cây, có rất nhiều suối nhỏ và ngắn đổ vào con suối lớn Căm Xe như suối Cây Liễu, suối Ong Lô, suối Biên Lộc, suối Bà Già, suối Bà Thành….(Căm Xe theo lịch sử địa phương là một vùng đất lâu đời, có một khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý, bên cạnh có dòng suối. Chính dòng suối này, với những đặc điểm lợi hại mang tính chất “thượng võ” của nó đã tạo nhiều thuận lợi để quân và dân ta đánh đuổi kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ).
Với tổng diện tích là 6.182,96m2 ở vị trí tọa độ 11023’32” độ vĩ Bắc, 106030’40” độ kinh Đông. Đây là khu rừng tái sinh, rừng cây cũ đã bị chặt phá, rừng tái sinh cũng bị đốt nhiều lần. Vì di tích là một cơ quan tạm thời nên các lán trại, hầm hào tại đây chủ yếu được làm bằng vật liệu là gỗ có sẵn, sau thời gian dài mưa nắng phá hủy chỉ còn lại những vết tích khá mờ nhạt, chỉ có hố bom nơi đồng chí Văn Tiến Dũng lấy nước để sinh hoạt là còn khá nguyên vẹn. Theo người dân sinh sống nơi đây thì cứ đến tháng 3 thì đốt để trồng Mì. Hiện nay thì cảnh quan khu vực này đã thay đổi rất nhiều so với trước, rừng cao su bạt ngàn bao quanh khu vực di tích. Những dấu vết còn lại như: hố bom lấy nước sinh họat, dấu vết các hầm hào cũng đã mờ, cỏ cây mọc khá nhiều, phải rất khó khăn mới tìm được những dấu vết cũ do cỏ cây che khuất.
Năm 1987 đại tướng Văn Tiến Dũng cùng một số đồng chí cán bộ miền về thăm và xác định vị trí trên cơ sở những dấu tích còn lại. Sau đó Huyện đội Bình Long và nhân dân xã Minh Thạnh đã xây dựng bia làm mốc đánh dấu tại nơi đây. Bia được làm bằng chất liệu bê tông cốt thét, có độ cao 3m, rộng 2,5m, trên bia có gắn ngôi sao, dưới ngôi sao có ghi dòng chữ Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, 30/4/1975, xã Minh Thạnh. Đến ngày 20/8/1990, Bảo tàng Quân khu 7 xây dựng bia khác cách tấm bia cũ khoảng 3m, có chiều cao 15m, chiều ngang 1,5m, bia cũng được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép. Đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương cho đến nay.
TK:
Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc địa bàn ấp Tân Định, xã Minh Tân (trước đây là ấp Căm Xe, xã Minh Thạnh), huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Đây là di tích tiêu biểu, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ huy đúng đắn, trực tiếp và sáng tạo của Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh chiến dịch. Di tích mặc dầu là một cơ quan tạm thời (trong khoảng thời gian từ ngày 26/4 đến 30/4/1975), nhưng đã thể hiện được vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong chiến lược chiến tranh của thời đại mới, mà trực tiếp là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Mình được gọi là vì Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập ở căn cứ quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại ấp Tà Thiết Krom, xã Lộc Thành huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé. Sau cuộc họp ngày 25/3/1975 của Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương, theo sự phân công của Bộ chính trị, cùng ngày, đồng chí Lê Đức Thọ vào Lộc Ninh để cùng các đồng chí Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Khi chiến dịch sắp mở màn, để trực tiếp chỉ huy chiến dịch ngay từ đầu và sát với tình hình tác chiến cơ quan, Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã được Bộ Chính trị mà trực tiếp là đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Văn Tiến Dũng quyết định chuyển tới căn cứ tiền phương sát với chiến trường hơn và chọn Căm Xe làm Sở chỉ huy Căm Xe, hay còn gọi là sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh.
Với vị trí đã được xác định chuyển dời này, Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm quan trọng quyết định sự chỉ đạo đúng đắn và sáng suốt, trực tiếp, nhanh nhẹn nhằm tạo thuận lợi cho thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của Bộ Chính trị giao cho giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng Miền Nam trước mùa mưa, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một cách trọn vẹn với thời gian nhanh nhất.
Với những giá trị lịch sử to lớn trên, ngày 11/5/2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chính thức ban hành quyết định xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia đối với Di tích Sở Chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh.
Di tích nằm trong khu vực rừng cây, có rất nhiều suối nhỏ và ngắn đổ vào con suối lớn Căm Xe như suối Cây Liễu, suối Ong Lô, suối Biên Lộc, suối Bà Già, suối Bà Thành….(Căm Xe theo lịch sử địa phương là một vùng đất lâu đời, có một khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý, bên cạnh có dòng suối. Chính dòng suối này, với những đặc điểm lợi hại mang tính chất “thượng võ” của nó đã tạo nhiều thuận lợi để quân và dân ta đánh đuổi kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ).
Với tổng diện tích là 6.182,96m2 ở vị trí tọa độ 11023’32” độ vĩ Bắc, 106030’40” độ kinh Đông. Đây là khu rừng tái sinh, rừng cây cũ đã bị chặt phá, rừng tái sinh cũng bị đốt nhiều lần. Vì di tích là một cơ quan tạm thời nên các lán trại, hầm hào tại đây chủ yếu được làm bằng vật liệu là gỗ có sẵn, sau thời gian dài mưa nắng phá hủy chỉ còn lại những vết tích khá mờ nhạt, chỉ có hố bom nơi đồng chí Văn Tiến Dũng lấy nước để sinh hoạt là còn khá nguyên vẹn. Theo người dân sinh sống nơi đây thì cứ đến tháng 3 thì đốt để trồng Mì. Hiện nay thì cảnh quan khu vực này đã thay đổi rất nhiều so với trước, rừng cao su bạt ngàn bao quanh khu vực di tích. Những dấu vết còn lại như: hố bom lấy nước sinh họat, dấu vết các hầm hào cũng đã mờ, cỏ cây mọc khá nhiều, phải rất khó khăn mới tìm được những dấu vết cũ do cỏ cây che khuất.
Năm 1987 đại tướng Văn Tiến Dũng cùng một số đồng chí cán bộ miền về thăm và xác định vị trí trên cơ sở những dấu tích còn lại. Sau đó Huyện đội Bình Long và nhân dân xã Minh Thạnh đã xây dựng bia làm mốc đánh dấu tại nơi đây. Bia được làm bằng chất liệu bê tông cốt thét, có độ cao 3m, rộng 2,5m, trên bia có gắn ngôi sao, dưới ngôi sao có ghi dòng chữ Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, 30/4/1975, xã Minh Thạnh. Đến ngày 20/8/1990, Bảo tàng Quân khu 7 xây dựng bia khác cách tấm bia cũ khoảng 3m, có chiều cao 15m, chiều ngang 1,5m, bia cũng được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép. Đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương cho đến nay.
Trong thời gian qua, với sự quan tâm của các cấp, ngành văn hóa, Ban Quản lý Di tích, Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh đã được trùng tu, xây dựng với đầy đủ các hạng mục. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã cho trùng tu, tôn tạo di tích xây dựng giai đoạn 1 với quy mô hơn 5ha, bao gồm đầy đủ các hạng mục công trình như: nhà tưởng niệm, bia chiến thắng, các khu tái hiện phòng hội nghị, địa đạo, bếp Hoàng Cầm, khu rừng nguyên sinh... tái hiện lại cột mốc lịch sử quan trọng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Nhà lưu niệm: Trưng bày mô hình tác chiến, những hiện vật, hình ảnh gắn liền với tên tuổi các đồng chí lãnh đạo gắn bó với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong khuôn viên di tích, xây dựng bia ghi lại diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tái hiện lại nơi các đồng chí lãnh đạo làm việc, họp bàn kế hoạch và nơi sinh hoạt thường ngày của các đồng chí.
Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn, tỉnh Bình Dương đang tiếp tục xúc tiến đầu tư giai đoạn 2, tôn tạo mở rộng thêm nhiều hạng mục công trình khu Di tích lịch sử Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngoài việc ghi dấu, tái hiện lại lịch sử, những công trình này còn mang một giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc, có ý nghĩa bồi dưỡng, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ mai sau.
Khu lăng mộ hai chiến sĩ yêu nước Thái Phiên - Trần Cao Văn
Thái Phiên (1882 - 1916) quê tại làng Nghi An, xã Hòa Phát, Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1904, tham gia phong trào Ðông Du, Duy Tân cùng Phan Bội Châu. Từ năm 1913, ông là một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội miền Nam Trung Kỳ. ; Trần Cao Vân (1866 - 1916) sinh tại làng Tư Phú, tổng Ða Hoàng, Phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau khi Kinh Ðô Huế thất thủ (1885), đi tu tại chùa Cổ Lâm (miền núi Quảng Nam). Năm 1892 ông vào Bình Ðịnh làm nghề dạy học và hoạt động cách mạng, tham gia khởi nghĩa chống Pháp, đề xướng thuyết Trung phiên dịch , tham gia đấu tranh chống thuế ở Trung Kỳ 1908. Ðầu năm 1916, ông và Trần Cao Vân đã gặp Vua Duy Tân thống nhất kế hoạch khởi nghĩa lật đổ Pháp. Kế hoạch bị tiết lộ, cuộc khởi nghĩa không thành, Thái Phiên, Trần Cao Vân và Vua Duy Tân bị Pháp bắt trên đường lên căn cứ vào rạng sáng ngày 4/5/1916. Ngày 17/5/1916, cùng với hai đồng chí của mình là Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Ðề và một số người khác, hai ông bị thực dân Pháp và Nam triều xử chém tại cống Chém (An Hòa, Thành phố Huế), chôn lấp cùng một hố. Tháng 6 năm 1925, bà Trương Thị Dương, đồng chí của hai ông trong Việt Nam Quang Phục Hội, đã bí mật đưa hài cốt hai ông từ An Hòa về chôn gần tháp Hòa thượng Kiết Mao thuộc xã Thủy Xuân. Sau đó 11 ngày việc cải táng có nguy cơ bị bại lộ, bà Dương lại từ Quảng Trị vào, rồi đêm đến bí mật đào hài cốt hai ông đem chôn chung một mộ tại đồi thông Từ Hiếu (trên đường lên lăng Tự Ðức).
THAM KHẢO NHA !!
Quảng trường Sông Phố - Di tích thuộc phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà. Trước năm 1945, Quảng trường Sông Phố là vòng xoay ngã ba của đường Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức.
Hiện nay, Quảng trường Sông Phố là khu vực giao lộ của hai tuyến đường Cách mạng tháng Tám và đường 30 tháng 4. Đây là hai trục giao thông chính: một từ hướng Quảng trường tỉnh chạy dọc xuống và một chạy ngang chiều con sông Đồng Nai tạo thành hình chữ T trong nội ô Biên Hòa. Người dân quen gọi là Quảng trường Sông Phố với tên thân thương Bùng binh Trung tâm vì nó tọa lạc gần các công sở của tỉnh và từ đây có những ngả đường tỏa đến các địa điểm trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Sau khi đánh chiếm và bình định Biên Hòa, vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng nhiều công sở trên vùng đất nầy để phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Quảng trường Sông Phố được xây dựng cùng với kiến trúc của Toà Bố Biên Hòa, Dinh tỉnh trưởng tạo nên một khung cảnh hài hòa giữa lòng thành phố có qui mô vừa phải bên sông Đồng Nai thơ mộng.
Trước đây, tại khu vực giao lộ, một hồ nước được xây dựng kiên cố nhưng hài hòa trong cảnh quan chung của các tuyến giao thông. Trong hồ có bệ đài phun nước với giá đỡ là tác phẩm gốm của nghệ nhân Biên Hòa tạo tác. Những con cá trong thế rồng dựng dáng vờn nước trông đẹp mắt qua các tia nước được luân chuyển phun lên. Toàn cảnh với lối bố trí kiến trúc giữa giao lộ tạo thêm vẻ mỹ quan của khu vực Quảng trường bên cạnh các kiến trúc công sở, tôn giáo duyên dáng. Hiện nay, công trình bồn nước được tôn tạo với đài phun nước nhiều màu độc đáo.
Quảng trường Sông Phố đã đi vào lịch sử xứ Biên Hòa từ những ngày sôi động khi quần chúng nổi dậy cướp chính quyền mùa thu năm 1945. Trong những ngày cuối tháng Tám năm 1945, trước làn sóng cách mạng dâng cao, bộ máy chính quyền thuộc địa ở Biên Hòa hầu như bị tê liệt. Các lực lượng cách mạng, yêu nước được tập họp: Thanh niên Tiền Phong, tự vệ chiến đấu, quần chúng yêu nước dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa Biên Hòa nhanh chóng chiếm lấy các cơ sở địch. Ngày 26/8/1945, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa tập trung hàng trăm quần chúng tiến vào Toà Bố Biên Hòa treo lá cờ đỏ sao vàng. Đồng bào Biên Hòa vui mừng, reo hò vang dậy, ngắm lá cờ Tổ quốc tung bay. Ủy ban khởi nghĩa Biên Hòa buộc chính quyền thuộc địa bàn giao chính quyền cho cách mạng, báo hiệu một thời kỳ mới của độc lập, tự do mà người dân đứng lên làm chủ.
Ngày 27 tháng 8 năm 1945, nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể chào mừng chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên của tỉnh Biên Hòa. Hàng ngàn người từ các địa phương của tỉnh Biên Hoà tập trung tại đây tham gia mít tinh. Trong không khí trào dâng của thắng lợi cách mạng, đồng chí Dương Bạch Mai – cán bộ Xứ ủy Nam kỳ đại diện mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ diễn thuyết về đường lối cách mạng, của Đảng được quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt . Đồng chí Hoàng Minh Châu, trưởng ban khởi nghĩa, tuyên bố chính quyền về tay nhân dân và công bố Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hòa: Hoàng Minh Châu – Chủ tịch, Huỳnh Văn Hớn – phó chủ tịch kiêm trưởng ban tuyên truyền, Ông Nguyễn Văn Tàng – phụ trách Ban quản trị tài sản quốc gia.
Di tích Quảng trường Sông Phố được xếp hạng cấp quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ của Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao ngày 30 tháng 12 năm 1991.
Tham khảo:
Khu di tích K9 ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, là căn cứ địa của Trung Ương và Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong những năm chiến đấu chống xâm lược. Ẩn sau cảnh vật là bóng hình người cha già của dân tộc đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng.
Khu Di tích K9 cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây; nằm trong quần thể dãy núi Ba Vì, có độ cao trung bình từ 40 – 50 mét, riêng đỉnh núi U Rồng cao hơn 130 mét. Tiếp giáp xung quanh khu di tích là các xã Thuần Mỹ (phía bắc), Minh Quang (phía nam), Ba Trại (phía đông), thuộc huyện Ba Vì; phía Tây bao bọc bởi sông Đà, bên kia sông là xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ. Nơi đây phong cảnh “Sơn thuỷ hữu tình”, nằm ven sông Đà cuộn chảy, từ đỉnh núi U Rồng có thể phóng tầm nhìn tới thị xã Sơn Tây, Hà Nội và 2 tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ.
Diện tích khu vực K9 rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ lớn rộng 16,5 ha. Nơi đây có rất nhiều những tảng đá thon nhọn, tựa những mũi chông, ngọn mác mọc từ dưới đất lên, vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.
Khu Di tích K9 được chia làm 4 khu: A, B, C, D. Khu A gồm những công trình được xây dựng phục vụ Bác Hồ, Trung ương làm việc từ năm 1960 – 1969 và giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh 1969 – 1975. Thời gian gần đây đơn vị xây dựng một số công trình phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, thể thao cho bộ đội và phòng chống cháy rừng. Các khu B, C, D mới được xây dựng những năm gần đây phục vụ công tác quản lý địa bàn, huấn luyện bộ đội, bảo vệ khu vực và tăng gia sản xuất.
Giao thông ở khu vực K9 thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường không: Đường bộ đi theo Tỉnh lộ 87 xuôi thị xã Sơn Tây về trung tâm Thủ đô; đường thuỷ xuôi sông Đà về Hà Nội, hoặc khi cần thiết có thể qua sông Đà sang Phú Thọ lên Tây Bắc; đường không, ngay sát chân núi U Rồng có một bãi đất phẳng tự nhiên, máy bay trực thăng có thể cất cánh, hạ cánh thuận lợi.
Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1938 – 1942), nơi đây là đồn điền Satupô do một Kỹ sư canh nông người Pháp cai quản để trồng thông và khai thác quặng. Ngày nay, khu vực này còn giữ được nhiều đồi thông có độ tuổi gần 100 năm, xen kẽ với những cây gỗ cao, tán rộng như: Long não, Sau sau, Trám… tạo thành những vạt rừng rậm rạp.
Ngày 02 tháng 11 năm 2012,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1649/QĐ-TTg “Về việc thành lập Khu rừng bảo vệ cảnh quan đặc biệt Di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội”, gọi tắt là Khu rừng K9, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.