Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
A. Tiến công chiến lược (1972) ở miền Nam và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972).
B. Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) và lần thứ hai (1972) của Mĩ.
C. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972).
D. Trận Vạn Tường (1965) ở miền Nam và "Điện Biên Phủ trên không" (1972) ở miền Bắc.
Hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam sau khi ký Hiệp đinh Pa-ri năm 1973 khác với thời kỳ sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là miền Nam
A. kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao
B. không có đấu tranh quân sự.
C. chỉ tập trung đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao
Nội dung nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?
A. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
C. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
D. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia
Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là gì?
A. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
B. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
C. Miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.
D. Đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của Pháp đối với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946 là
A. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho Pháp.
B. khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
C. chiếm đóng trái phép ở một số nơi.
D. tiến đánh vùng tự do của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Trước sự bội ước của thực dân Pháp sau khi đã ký với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhân dân ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp?
A. Tiến hành tiêu thổ để cho tiện kháng chiến lâu dài
B. Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.
C. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tốt phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài
D. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển các cơ quan quan trọng, nhà máy, xí nghiệp...
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt là
A. chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu.
B. có quân đội Sài Gòn làm chủ lực.
C. chiến tranh thực dân.
D. chiến tranh tổng lực.
Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Pháp đã công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là quốc gia
A. tự do.
B. dân chủ.
C. độc lập.
D. tự trị.
Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ (năm 1954) Hiệp định Pari (năm 1973) là
A. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.
B. thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
C. các nước đế quốc cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cở bản của nhân dân Việt Nam.
D. quy định thời gian rút quân là trong vòng 300 ngày.