Con lắc đơn dao động với biên độ góc bằng (0 = 300. Trong điều kiện có ma sát dao động con lắc đơn được gọi là: A. Dao động điều hòa B. Dao động tắt dần C. Dao dộng cưỡng bức D. Dao động tuần hoàn
Khi nói về dao động cưỡng bức; phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau mỗi chu kì dao động, cơ năng của con lắc giảm 5 mJ. Để con lắc dao động duy trì thì phải bổ sung năng lượng cho con lắc sau mỗi chu kì dao động là
A. 5 mJ.
B. 10 mJ.
C. 5 mJ.
D. 2,5 mJ.
một con lắc đơn, ban đầu dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng góc 30 độ và thả cho dao động. Bỏ qua mọi loại ma sát, dao động con lắc là
A dao động tuần hoàn
B dao động tắt dần
C dao động điều hoà
D dao động duy trì
Dao động cơ học của con lắc vật lí trong đồng hồ quả lắc khi đồng hồ chạy đúng là dao động
A. duy trì.
B. tắt dần.
C. cưỡng bức.
D. tự do.
Một con lắc lò xo dao động tắt dần, nguyên nhân tắt dần của dao động này là do
A. kích thích ban đầu
B. vật nhỏ của con lắc.
C. ma sát
D. lò xo
Một con lắc lò xo dao động tắt dần, nguyên nhân tắt dần của dao động này là do
A. kích thích ban đầu
B. vật nhỏ của con lắc
C. ma sát.
D. lò xo.
Quả lắc của đồng hồ coi như con lắc đơn dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động của con lắc là 2 s. Đặt con lắc vào thang máy đi lên nhanh dần đều từ mặt đất. Biết con lắc đạt độ cao 200 m sao 20 s. Khi đó chu kì dao động điều hòa của con lắc là
A. 1,80 s
B. 1,91 s
C. 2,10 s
D. 2,20 s
Trong một thí nghiệm về hiện tượng cộng hưởng cơ ở trường phổ thông, người ta dùng 4 con lắc đơn được gắn trên một thanh ngang (có thể quay quanh một trục). Ba con lắc đơn A, B, C có chiều dài lần lượt là 25 cm, 64 cm và 81 cm; con lắc đơn thứ tư D được làm bằng một thanh kim loại mảnh có chiều dài thay đổi được và vật nặng có khối lượng khá lớn để khi nó dao động thì gây ra lực cưỡng bức tuần hoàn tác dụng lên ba con lắc kia làm chúng bị dao động cưỡng bức. Lấy g = 9,78 m/s2. Điều chỉnh con lắc D để nó dao động với tần số 0,63 Hz thì con lắc bị dao động mạnh nhất là:
A. con lắc A.
B. con lắc B.
C. con lắc C.
D. không có con lắc nào.