Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Ninh

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, D là trung điểm BC.

a) Biết AB=6cm, AC=8cm. Tính độ dài BC,AD,AH.

b) Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Tứ giác ABEC là hình gì? Vì sao?

c) Từ C kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt BA tại F. Tia phân giác của góc CFA cắt AC tại M. Tính độ dài FM.

Hình bạn tự vẽ

a) Theo định lí Pytago ta có \(BC^2=AB^2+AC^2=100\)

\(\Rightarrow BC=10\left(cm\right)\)

mà BD=DC=> AD=BD=DC\(=\frac{BC}{2}=5\left(cm\right)\)(t/c đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)

Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có

\(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{AB^2}+\frac{1}{AC^2}=\frac{1}{36}+\frac{1}{64}=\frac{25}{576}\)

\(\Rightarrow AH=\frac{24}{5}\left(cm\right)\)

b, Xét tứ giác ABEC có hai đường chéo AE,BC cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

=> tứ giác ABEC là hình bình hành

mà \(\widehat{BAC}=90^0\) => tứ giác ABEC là hình chữ nhật

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ninh
9 tháng 3 2020 lúc 16:12

Mình cần câu c bạn ơi!!! 2 câu kia mình làm đc rùi

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
9 tháng 3 2020 lúc 16:24

A B C E H D

a) Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ABC vuông tại A (gt)

\(\Rightarrow BC^2=AB^2+AC^2\)

Thay AB=6m, AC=8cm

=> \(BC^2=6^2+8^2=100\)cm

\(\Rightarrow BC=10cm\)

+) Vì D là trung điểm của BC => AD là đường trung tuyến của tam giác vuông ABC

\(\Rightarrow\frac{BC}{2}=AD\)mà BC=10cm (cmt)

\(\Rightarrow AD=5cm\)

+) Ta có diện tích tam giác ABC =\(\frac{1}{2}\cdot AB\cdot AC=\frac{1}{2}\cdot6\cdot8=24\left(cm^2\right)\)

\(\frac{AH\cdot10}{2}=24\Rightarrow AH\cdot10=48\Rightarrow AH=4,8\left(cm\right)\)

Vậy BC=10cm, AD=5cm, AH=4,8cm

b) ABCE là hình chữ nhật vì:

Xét tứ giác ABCE có  A đối xứng E qua D

=> D là trung điểm của AE

Mà D là trung điểm BC (gt)

=> 2 đường thẳng AE và BC cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

=> Tứ giác ABCE là hình bình hành

Xét hình bình hành ABCE có góc BAC=90\(^o\)(Tam giác ABC vuông tại A)
=> ABCE là hình chữ nhật (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ý Nhi
9 tháng 3 2020 lúc 16:34

a, Xét tam giác vuông ABC có: BC2=AB2+AC2 (định lí py-ta-go)

mà AB=6cm, AC=8cm (gt)

\(\Rightarrow\) BC2=62+82=36+64=100

\(\Rightarrow\) BC=\(\sqrt{100}\)=10cm

Có: tam giác ABC vuông tại A (gt), trung tuyến AD (vì D là trung điểm của BC)

\(\Rightarrow\) AD=1/2BC ( định lí áp dụng vào tam giác vuông)

\(\Rightarrow\) AD=1/2\(\times\)10=5cm

b, Xét tứ giác ABEC có: D là trung điểm của BC (gt), D là trung điểm của AE (vì E đối xứng với A qua D)

\(\Rightarrow\) tứ giác ABEC là hình bình hành (DHNB hình bình hành)

mà góc BAC=90độ ( vì tam giác ABC vuông tại A )

\(\Rightarrow\) tứ giác ABEC là hình chữ nhật (dhnb hình chữ nhật)

Vậy,...................

#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
Trí Tiên亗
9 tháng 3 2020 lúc 16:48

Câu c) Rất dễ nếu ta để ý : 
Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta CBF\) có :

\(\hept{\begin{cases}\widehat{A}=\widehat{C}=90^o\\\widehat{B}chung\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\Delta ABC\) đồng dạng ​​\(\Delta CBF\) (g.g)

\(\Rightarrow\frac{AB}{CB}=\frac{BC}{BF}\)

\(\Rightarrow\frac{6}{10}=\frac{10}{BF}\Rightarrow BF=\frac{50}{3}\left(cm\right)\)

Áp dụng định lý Pytago cho tam giác BCF thì tính được :

\(CF^2=BF^2-BC^2=\left(\frac{50}{3}\right)^2-10^2\)

\(\Rightarrow CF=\frac{40}{3}\left(cm\right)\)

Ta có : \(AF=BF-AB=\frac{50}{3}-6=\frac{32}{3}\left(cm\right)\)

Do FM là tia phân giác trong tam giác ACF và theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau nên :

\(\Rightarrow\frac{AM}{AF}=\frac{MC}{CF}=\frac{AM+MC}{AF+CF}=\frac{AC}{24}=\frac{8}{24}=\frac{1}{3}\)

\(\Rightarrow\frac{AM}{AF}=\frac{1}{3}\Rightarrow AM=\frac{1}{3}\cdot AF=\frac{1}{3}\cdot\frac{32}{3}=\frac{32}{9}\left(cm\right)\)

Xét tam giác AMF vuông tại A

\(\Rightarrow FM^2=AM^2+AF^2\) ( định lý Pytago )

\(\Rightarrow FM^2=\left(\frac{32}{9}\right)^2+\left(\frac{32}{3}\right)^2\)

\(\Rightarrow FM=\frac{32\sqrt{10}}{9}\left(cm\right)\)

Khách vãng lai đã xóa

Cậu tự vẽ hình nhé. Bài này áp dụng ta lét và tính chất đường phân giác của tam giác là ra thôi cậu 

Ta có \(\Delta FCB~\Delta CAB\left(g.g\right)\Rightarrow\frac{FC}{CB}=\frac{CA}{CB}\Rightarrow\frac{FC}{10}=\frac{8}{6}\Rightarrow FC=\frac{40}{3}\)

Dễ dàng suy ra \(FB=\frac{50}{3}\)

Áp dụng tính chất đường phân giác toán 8: 

Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn tỉ lệ với hai cạnh kề của hai đoạn ấy.

Vì \(FM\)là phân giác tam giác \(\Delta CFB\Rightarrow\frac{MC}{MB}=\frac{FC}{FB}\Rightarrow\frac{MC}{MB}=\frac{4}{5}.\)\(MC+MB=10\Rightarrow MC=\frac{40}{9}\)

Do đó \(FM=\sqrt{FC^2+MC^2}=\frac{\sqrt{16000}}{9}=\frac{40\sqrt{10}}{9}\)

MK k bik đáp số đúng sai nhưng mình nghĩ cách làm thì đúng. Chúc bạn học tốt

Khách vãng lai đã xóa

NVĐ ơi cho mình hỏi bài làm của bạn một xíu. Tam giác fam đâu vuông đâu bạn. Với cả tính chất của bạn chỉ suy ra đc khi tam giác cfm đồng dạng tam giác afm thôi mà. Mà hai tam giác đó đâu đồng dạng đâu 

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
9 tháng 3 2020 lúc 17:19

Xét tam giác BCF vuông tại C có CA là đường cao

\(\Rightarrow\frac{1}{CA^2}=\frac{1}{BC^2}+\frac{1}{CF^2}\)

\(\Rightarrow\frac{1}{8^2}=\frac{1}{10^2}+\frac{1}{CF^2}\)

\(\Rightarrow CF=\frac{40}{3}\)

Tam giác CBF vuông tại C có CA là đường cao

\(BC^2=BA\cdot BF\)

\(\Leftrightarrow100=6\cdot BF\)

\(\Leftrightarrow BF=\frac{50}{3}\)

Tam giác ACF có FM là phân giác 

\(\Rightarrow\frac{AM}{AF}=\frac{MC}{MF}=\frac{AM+MC}{AF+MF}=\frac{8}{24}=\frac{1}{3}\)

\(\Leftrightarrow AM=\frac{32}{9}\)

Tam giác AMF vuông tại A có:

\(\Rightarrow FM=\left(\frac{32}{3}\right)^2+\left(\frac{32}{9}\right)^2=\frac{32\sqrt{10}}{9}\left(cm\right)\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Đỗ Cảnh Hoàng
Xem chi tiết
Hoàng Ninh
Xem chi tiết
Nguyến Gia Hân
Xem chi tiết
ßσss™|๖ۣۜHắc-chan|
Xem chi tiết
Tuan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Thanh Ngân
Xem chi tiết