Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Như

cho parabol (P): y= \(\dfrac{1}{2}x^2\) và đường thẳng (d): mx+y = 2

1/ chứng minh khi m thay đổi thì (d) luôn đi qua 1 điểm cố định C

2/ CM (d) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A và B

3/ Xác định m để AB có độ dài nhỏ nhất. Tính diện tích tam giác AOB ứng với giá trị vừa tìm của m

4/ chứng minh trung điểm I của AB khi m thay đổi luôn nằm trên một parabol cố định

Hương Yangg
8 tháng 3 2017 lúc 15:05

Từ giả thiết ta có: (d): y = -mx+2
1/Giả sử điểm cố định mà (d) luôn đi qua khi m thay đổi là \(C\left(x_0;y_0\right)\)
Khi đó ta có: \(y_0=-mx_0+2\) với mọi m
\(\Leftrightarrow-mx_0-y_0+2=0\) với mọi m
Điều này chỉ xảy ra
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_o=0\\-y_0+2=0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0=0\\y_0=2\end{matrix}\right.\)
Do đó C(0;2).
Vậy khi m thay đổi thì (d) luôn đi qua điểm C(0;2) cố định.

2/ Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:
\(\dfrac{1}{2}x^2=-mx+2\)
\(\Leftrightarrow x^2+2mx-4=0\) (1)
Xét pt (1) có a.c = 1. (-4) = -4 <0
Suy ra pt (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m.
=> (d) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A và B.

3/ Giả sử \(A\left(x_A;y_A\right);B\left(x_B;y_B\right)\) với \(x_A;x_B\)là 2 nghiệm của (1).
Vì pt (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m nên theo định lí Vi-ét ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}x_A+x_B=-2mx\\x_A.x_B=-4\end{matrix}\right.\)

Mặt khác vì A;B thuộc (d) nên ta có \(\left\{{}\begin{matrix}y_A=-mx_A+2\\y_B=-mx_B+2\end{matrix}\right.\)
Do đó \(AB^2=\left(x_B-x_A\right)^2+\left(y_B-y_A\right)^2\)
\(\Leftrightarrow AB^2=\left(x_B-x_A\right)^2+\left(-mx_B+2+mx_A-2\right)^2\)
Bạn tự rút gọn rồi tìm GTNN của AB và m nhé. ( Sử dụng phần áp dụng vi-ét nữa )
* Với m tìm được ta tính ÓA, OB giống như đã tính AB. Rồi áp dụng công thức Hê-rông để tính diện tích tam giác ABC.

4/ Vì I là trung điểm của AB nên ta có: \(I\left(\dfrac{x_A+x_B}{2};\dfrac{y_A+y_B}{2}\right)\)
=> \(I\left(\dfrac{-2mx}{2};\dfrac{\dfrac{1}{2}x_A^2+\dfrac{1}{2}x^2_B}{2}\right)\)( Vì A,B thuộc (P) )
\(\Rightarrow I\left(-mx;\dfrac{x_A^2+x_B^2}{4}\right)\)
\(\Rightarrow I\left(-mx;\dfrac{\left(x_A+x_B\right)^2-2x_Ax_B}{4}\right)\)
\(\Rightarrow I\left(-mx;\dfrac{\left(-2mx\right)^2+8}{4}\right)\)
\(\Rightarrow I\left(-mx;m^2x^2+2\right)\)
Ta thấy \(y_I=x_I^2+2\) do đó I thuộc (P) \(y=x^2+2\) cố định khi m thay đổi

Như
8 tháng 3 2017 lúc 22:09

có thể giải tiếp câu 3 giúp mình đc ko ?~


Các câu hỏi tương tự
myn
Xem chi tiết
Nona Phan
Xem chi tiết
Linh Ngô
Xem chi tiết
Minh Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Như
Xem chi tiết
Trang Lee
Xem chi tiết
Như
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Mến
Xem chi tiết