Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác, khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối. Kim loại M là: (Fe=56, Cu=64, Cr=52, Ni=59, Na=23, S=32, O=16)
A. Ni
B. Cr
C. Cu
D. Fe
Hòa tan vừa hết 22,5 gam hỗn hợp X gồm M, MO, M(OH)2 trong 100gam dung dịch HNO3 nồng độ 44,1%, thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối M(NO3)2 có nồng độ 47,2%. Kim loại M là
A. Mg
B. Cu
C. Zn
D. Fe
Hòa tan hết 26,91 gam kim loại kiềm M vào nước (dư), thu được dung dịch X. Cho 32,66 gam P2O5 tác dụng hết với X, thu được dung dịch chỉ chứa hai muối có cùng nồng độ mol. Kim loại M là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
Cho 12,8g kim loại A phản ứng hoàn toàn với khí clo thu được muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh Fe nặng 11,2g vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh Fe và khối lượng thanh sắt lúc này là 12g, nồng độ FeCl2 0,25M. Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C
A. 1M
B. 0,75M
C. 0,25M
D. 0,5M
Khi hòa tan kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,199%. Kim loại M là
A. Fe.
B. Mg.
C. Zn.
D. Cu.
Cho m gam dung dịch Na2CO3 21,2% vào 120 gam dung dịch B gồm XCl2 và YCl3 (tỉ lệ mol 1:2, X và Y là hai kim loại nhóm A) thu được dung dịch D, khí E và 12 gam kết tủa. Tiếp tục cho 200 gam dung dịch AgNO3 40,5% vào dung dịch D thì thu được dung dịch G chỉ chứa muối nitrat, trong đó nồng độ của NaNO3 là 9,884%. (Dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất). Nồng độ % của XCl2 là
A. 3,958%.
B. 7,917%.
C. 11,125%.
D. 5,563%.
Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l các ion SO42- và NO3- trong dung dịch X
A. 0,900 M và 1,600 M
B. 0,902 M và 1,640 M
C. 0,904 M và 1,460 M
D. 0,120 M và 0,020 M
Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan đến khối lượng không đổi thu được 19,2g chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 65.
B. 70.
C. 75
D. 80
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(OH)2 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch HCl 20% vừa đủ thu được 2,72 gam hỗn hợp khí và dung dịch Z chứa một chất tan có nồng độ 23,3%. Cô cạn dung dịch Z rồi tiến hành điện phân nóng chảy thu được 4,8 gam kim loại ở catot. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xem như các khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9
B. 11
C. 10
D. 12