Nguyễn Hải An

Cho hình bình hành ABCD(AB>BC), tia phân giác của góc D cắt AB tại E và tia phân giác của góc B cắt CD tại F.

a) chứng minh 2 tam giác ADE và CBF là những tấm giác cân bằng nhau

b)tứ giác DEBF là hình j, tại sao

Lê Song Phương
4 tháng 7 2023 lúc 9:23

a) Ta thấy \(\widehat{AED}=\widehat{EDC}=\widehat{ADE}\) nên tam giác ADE cân tại A. Hoàn toàn tương tự thì tam giác CBF cân tại C. 

 Mặt khác, do tứ giác ABCD là hình bình hành nên \(\widehat{A}=\widehat{C},\widehat{B}=\widehat{D}\). Do đó \(\dfrac{\widehat{B}}{2}=\dfrac{\widehat{D}}{2}\) hay \(\widehat{CBF}=\widehat{ADE}\). Kết hợp với \(\widehat{A}=\widehat{C}\) thì suy ra \(\Delta ADE~\Delta CBF\left(g.g\right)\). Lại có \(\dfrac{AD}{CB}=1\) (do tứ giác ABCD là hình bình hành), suy ra \(\Delta ADE=\Delta CBF\) (2 tam giác đồng dạng có tỉ số đồng dạng bằng 1 thì 2 tam giác đó bằng nhau), ta có đpcm.

 b) Ta thấy \(\widehat{AED}=\widehat{ADE}=\widehat{CBF}=\widehat{ABF}\) nên DE//BF. Lại có BE//DF (do tứ giác ABCD là hình bình hành) nên tứ giác DEBF cũng là hình bình hành (các cặp cạnh đối song song).

Nguyễn Ngọc Anh Minh
4 tháng 7 2023 lúc 9:28

A B C D E F

a/

Xét tg ADE có

\(\widehat{ADE}=\widehat{CDE}\) (gt) (1)

\(\widehat{AED}=\widehat{CDE}\) (góc so le trong) (1)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\) => tg ADE là tg cân tại A

=> AD=AE (3)

Xét tg CBF có

\(\widehat{CBF}=\widehat{ABF}\) (gt) (4)

\(\widehat{CFB}=\widehat{ABF}\) (góc so le trong) (5)

Từ (4) và (5) => \(\widehat{CBF}=\widehat{CFB}\)  => tg CBF cân tại C

=> CB=CF (6)

Ta có

AD=CB (cạnh đối hình bình hành) (7)

Từ (3) (6) (7) => AD=AE=CB=CF

Mà \(\widehat{DAE}=\widehat{BCF}\) (góc đối hình bình hành)

=> tg ADE = tg CBF (c.g.c)

=> tg ADE và tg CBF là những tg cân bằng nhau

b/

tg ADE = tg CBF (cmt) \(\Rightarrow\widehat{BFC}=\widehat{ADE}\)

Mà \(\widehat{EDC}=\widehat{ADE}\) (gt)

\(\Rightarrow\widehat{BFC}=\widehat{EDC}\)  Hai góc này ở vị trí đồng vị => DE//BF (8)

Ta có

AB//CD (cạnh đối hình bình hành) => BE//DF (9)

Từ (8) (9) => DEBF là hình bình hành (tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau là hình bình hành)

 

 

lê quang vinh
4 tháng 7 2023 lúc 9:13

a) Ta có:

 

Góc D là góc bình phương của góc B, do đó, góc D và góc B có cùng độ lớn.

 

Góc D là góc phân giác của góc A, do đó, góc D và góc A có cùng độ lớn.

 

Vậy, ta có: góc D = góc B = góc A.

 

Từ đó suy ra:

 

Tam giác ADE là tam giác cân (vì góc D = góc A).

 

Tam giác CBF là tam giác cân (vì góc D = góc B).

 

Vậy, ta có: tam giác ADE và tam giác CBF là những tam giác cân bằng nhau.

 

b) Tứ giác DEBF là một hình thang, vì có hai cạnh song song (DE và BF) và hai cạnh kề (DB và EF).

 

Vậy, tứ giác DEBF là một hình thang. tick mik nha ^_^


Các câu hỏi tương tự
Lelemalin
Xem chi tiết
Minh Qúy
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoàng Yến
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
huynh anh
Xem chi tiết
tranphamcamnhi
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Thanh Tâm Phan
Xem chi tiết