Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phước Duy Hồ

cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB, góc A = 60°. Gọi E, F là theo thứ tự trung điểm của BC, AD. Vẽ I đối xứng với A qua B.
a) tứ giác ABEF là hình gì? Vì sao?

b) chứng minh tứ giác AIEF là hình thang cân

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 12 2023 lúc 14:15

a: Ta có: BC=AD(ABCD là hình bình hành)

\(BE=EC=\dfrac{BC}{2}\)(E là trung điểm của BC)

\(AF=FD=\dfrac{AD}{2}\)(F là trung điểm của AD)

Do đó: BE=EC=AF=FD

Xét tứ giác ABEF có

BE//AF

BE=AF

Do đó: ABEF là hình bình hành

Hình bình hành ABEF có \(BE=BA\left(=\dfrac{BC}{2}\right)\)

nên ABEF là hình thoi

b: Ta có: BE=BA

BA=BI

Do đó: BE=BI

Ta có: BE//AF

=>\(\widehat{IBE}=\widehat{IAF}\)(hai góc đồng vị)

mà \(\widehat{IAF}=60^0\)

nên \(\widehat{IBE}=60^0\)

Xét ΔBIE có BI=BE và \(\widehat{IBE}=60^0\)

nên ΔBIE đều

=>\(\widehat{I}=60^0=\widehat{A}\)

Xét tứ giác AIEF có EF//AI 

nên AIEF là hình thang

Hình thang AIEF có \(\widehat{EIA}=\widehat{FAB}\left(cmt\right)\)

nên AIEF là hình thang cân


Các câu hỏi tương tự
Đinh Dương Thiên Linh
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh
Xem chi tiết
Cloud9_Mr.Sharko
Xem chi tiết
Cloud9_Mr.Sharko
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phạm Lê Ái Vy
Xem chi tiết
Hải Anh Bùi
Xem chi tiết
Hải Anh Bùi
Xem chi tiết
Lại Đăng Tùng
Xem chi tiết