Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiền Chị

Cho đường tròn (O; R) và điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Lấy D đối xứng với B qua O. Gọi E là giao điểm của đoạn thẳng AD với (O) (E không trùng với D) a) Chứng minh rằng OA vuống Ob tại H

b) Cho OA = ( \(\sqrt{6}\) + \(\sqrt{2}\) ) R , tính diến tích hình quat giới hạn bởi bán kính OC, Od và cung nhỏ CD

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
25 tháng 12 2024 lúc 17:11

a: Sửa đề: Chứng minh OA\(\perp\)BC tại H

Xét (O) có

AB,AC là các tiếp tuyến

Do đó: AB=AC

=>A nằm trên đường trung trực của BC(1)

Ta có: OB=OC

=>O nằm trên đường trung trực của BC(2)

Từ (1),(2) suy ra OA là đường trung trực của BC

=>OA\(\perp\)BC 

b: Xét ΔOBA vuông tại B có \(cosBOA=\dfrac{OB}{OA}=\dfrac{1}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}\)

nên \(\widehat{BOA}=75^0\)

Xét (O) có

AB,AC là các tiếp tuyến

Do đó: OA là phân giác của góc BOC

=>\(\widehat{BOC}=2\cdot\widehat{BOA}=150^0\)

Ta có: \(\widehat{BOC}+\widehat{COD}=180^0\)

=>\(\widehat{COD}=180^0-150^0=30^0\)

Diện tích hình quạt giới hạn bởi hai bán kính OC,OD và cung nhỏ CD là:

\(S_{q\left(COD\right)}=\dfrac{\Omega\cdot R^2\cdot n}{360}=\dfrac{\Omega\cdot R^2\cdot30}{360}=\Omega\cdot\dfrac{R^2}{12}\)


Các câu hỏi tương tự
Km123 San Mine
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Uyển Đình
Xem chi tiết
Tho Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Hoàng Linh Hương
Xem chi tiết
Khánh Trân Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Trần Khải Minh
Xem chi tiết
Linh_Chi_chimte
Xem chi tiết
Đặng Gia Phúc
Xem chi tiết