Hoàng Vũ Tiến Thành

    Cho ∆ABC có 3 góc nhọn có AC >AB, đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.

1) Chứng minh rằng: 4 điểm A, E, D, B cùng thuộc một đường tròn (gọi là đường tròn tâm O).

2) Chứng minh rằng: ∆HDE đồng dạng ∆HBA

3) Gọi K là giao điểm của DE và AB. Chứng minh rằng: ∆ KDB đồng dạng ∆KAE. Từ đó suy ra KD.KE = KB.AK

4) Chứng minh rằng: H cách đều 3 đoạn thẳng EF, DE, DF. 

hộ e zới ạ tks mn

Thanh Hoàng Thanh
29 tháng 1 2022 lúc 22:54

1) Xét tứ giác AEBD:

\(\widehat{AEB}=\widehat{ADB}=90^o\left(BE\perp AE;AD\perp BD\right).\)

\(\Rightarrow\) Tứ giác AEBD nội tiếp đường tròn (dhnb).

\(\Rightarrow\) A; E; B; D cùng thuộc một đường tròn (O).

2) Tứ giác AEBD nội tiếp đường tròn (cmt).

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ADE}=\widehat{ABE}.\)

hay \(\widehat{HDE}=\widehat{HBA}.\)

Xét ∆ HDE và ∆ HBA:

\(\widehat{HDE}=\widehat{HBA}\left(cmt\right).\)

\(\widehat{EHD}=\widehat{AHB}\) (Đối đỉnh).

\(\Rightarrow\Delta HDE\sim\Delta HBA\left(g-g\right).\)

3) Tứ giác AEBD nội tiếp đường tròn (cmt).

\(\Rightarrow\widehat{KDB}=\widehat{KAE}.\)

Xét ∆ KDB và ∆ KAE:

\(\widehat{KDB}=\widehat{KAE}\left(cmt\right).\)

\(\widehat{DKB}chung.\)

\(\Rightarrow\Delta KDB\sim\Delta KAE\left(g-g\right).\)

\(\Rightarrow\dfrac{KD}{KA}=\dfrac{KB}{KE}\) (2 cạnh tương ứng tỉ lệ).

\(\Rightarrow KD.KE=KB=KA\left(đpcm\right).\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 1 2022 lúc 22:48

1: Xét tứ giác AEDB có 

\(\widehat{AEB}=\widehat{ADB}=90^0\)

Do đó: AEDB là tứ giác nội tiếp

2: Xét ΔHDE và ΔHBA có 

\(\widehat{HDE}=\widehat{HBA}\)

\(\widehat{DHE}=\widehat{BHA}\)

Do đó: ΔHDE∼ΔHBA

3: Xét ΔKDB và ΔKAE có 

\(\widehat{K}\) chung

\(\widehat{KDB}=\widehat{KAE}\)

Do đó: ΔKDB∼ΔKAE

Suy ra: KD/KA=KB/KE

hay \(KD\cdot KE=KA\cdot KB\)


Các câu hỏi tương tự
Lê Anh Vỹ
Xem chi tiết
Nhung Hoàng
Xem chi tiết
Đoàn Đình Hoàng
Xem chi tiết
Thưởng Nguyễn văn
Xem chi tiết
BÙI TRẦN KHÁNH NGỌC
Xem chi tiết
hoàng hà diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Thúc Hào
Xem chi tiết
Cố Tử Thần
Xem chi tiết
shin_
Xem chi tiết