3. (2đ) Cho nhôm tác dụng với oxi thu được nhôm oxit. a. Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ. b. Viết phương trình phản ứng dưới dạng kí hiệu hóa học. c. Cân bằng phương trình hóa học. d. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong phươn trình phản ứng.
3/ (3đ) Bột nhôm (Aluminium) cháy trong khí oxygen được biểu diễn bằng sơ đồ phản ứng
Al + O2 4 Al2O3
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng
c) Cho biết khối lượng nhôm (Aluminium) đã phản ứng là 54 gam và khối lượng Al2O3 sinh ra là 102 gam. Tính khối lượng khí oxygen đã dùng.
Bài 26. Nhôm phản ứng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra muối
nhôm sunfat (Al2 (SO4)3) và khí hidro.
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng. Cho biết tỷ lệ
số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.
b. Nếu dùng 54g nhôm và 294g axit H2SO4 và sau phản ứng
thấy 6g khí H2 thoát ra thì khối lượng muối Al2 (SO4)3
thu được là bao nhiêu?
Nhôm (Al) phản ứng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra muối
nhôm sunfat (Al2 (SO4)3) và khí hidro.(H2)
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng. Cho biết tỷ lệ
số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.
b. Nếu dùng 54g nhôm và m g axit H2SO4 và sau phản ứng
thấy V lít khí H2 thoát ra. Tính khối lượng muối Al2 (SO4)3
thu được là bao nhiêu? Và m, V
Câu 2. Hãy lập phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng:
1/ P2O5 + H2O → H3PO4
2/ C2H2 + O2 → CO2 + H2O
3/ Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
4/ Na + O2 → Na2O
5/ Mg + O2 MgO
6/ Fe + Cl2 FeCl3
7/ Mg + HCl MgCl2 + H2
8/ C4H10 + O2 CO2 + H2O
9/ NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + NaCl
10/ Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O
Câu 9: (3,0 điểm)
a. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất sau trong khí oxi: đồng,
nhôm, lưu huỳnh, butan (C4H10)
b. Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và
oxi là 7:3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Cho phản ứng hóa học :
P + O2 → P2O5 .
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng lần lượt là:
A.
2: 5: 2
B.2: 2 : 5
C.4: 5 : 2
D.2: 4: 2
1.Kim loại nhôm (Al) tác dụng với axit clohiđric (HCl) tạo ra khí hiđro (H2) và nhôm clorua (AlCl3). Nhận định nào là không đúng về phản ứng hóa học này?
A. Số nguyên tử Al phản ứng bằng số phân tử AlCl3 sinh ra.
B. Phương trình hóa học của phản ứng là: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
C. Cứ 6 phân tử HCl phản ứng tạo ra 3 phân tử H2.
D. 1 nguyên tử Al phản ứng với 6 phân tử HCl.
2. Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozơ (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozơ với nước chuyển thành glucozơ (đường nho). Khi ta nhai kĩ cơm (trong cơm có tinh bột) ta thấy có vị
A. mặn
B. ngọt.
C. chua.
D. cay.
3. Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/O2 =1,4375. Công thức của khí A là
A. NO2.
B. CO2.
C. H2O.
D. SO2.
Câu 1. Cho các hợp chất sau: XCl3, X(OH)3. Công thức hoá học oxit của X là
A. X3O2.
B. XO3.
C. XO2.
D. X2O3.
Câu 2. Phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hóa là
A. 4K + O2 2K2O.
B. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O.
C. H2O + Na2O ® 2NaOH.
D. BaCO3 BaO + CO2.
Câu 3. Hiện tượng “mưa axit” gây ra là do
A. Fe2O3, CO2.
B. NO2, SO2.
C. CaO, CO.
D. N2O, K2O.
- HIĐRO
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khí hiđro là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí.
B. Khí hiđro tan rất nhiều trong nước.
C. Công thức hóa học của đơn chất hiđro là H.
D. Phân tử khối của khí hiđro bằng 1.
Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, khi thu khí hiđro người ta đặt
A. đứng bình.
B. úp bình.
C. ngửa bình.
D. nghiêng bình.
Câu 6. Khí hiđro dùng để nạp vào khinh khí cầu vì
A. khí hiđro có tính khử.
B. khí hiđro là chất khí nhẹ nhất.
C. khí hiđro là đơn chất.
D. khí hiđro khi cháy có tỏa nhiệt và phát sáng.
Câu 7. Ở cùng điều kiện, hỗn hợp khí nào sau đây là nặng nhất?
A. H2 và CO2.
B. O2 và H2.
C. CH4 và H2.
D. SO2 và H2.
Câu 8. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?
A. CaCO3 CaO + CO2.
B. MgO + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2O.
C. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O.
D. CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2.
Câu 9. Oxit nào sau đây không bị khử bởi khí hiđro khi nung nóng?
A. PbO.
B. K2O.
C. HgO.
D. Fe2O3.
Câu 10. Ở nhiệt độ cao, khí hiđro tác dụng được với dãy gồm các chất nào sau đây?
A. O2, FeO, CuO.
B. O2, PbO, Al2O3.
C. O2, PbO, CaO.
C. Fe3O4, Na2O, BaO.