Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không phải là từ láy?
A. Sự sống B. Âm thầm C. Lặng lẽ D. Nhấp nháy
Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không phải là từ láy?
A. Sự sống B. Âm thầm C. Lặng lẽ D. Nhấp nháy
Câu văn sau đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào: “Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ”?
Câu 1: Những trường hợp được in đậm sau đây có phải là từ đồng âm không? Tại sao?
cô nhi / cô bé; áo hoa / hoa cả mắt; chiên xù / xù lông.
Câu 2: Xác định và phân tích phương thức chuyển nghĩa của những trường hợp in đậm sau đây:
mưa gào gió thét, xì mũi, cứng đầu.
Dòng nào nêu đúng 5 từ láy?
A .buồn bã, vui vẻ, mừng rỡ, im lặng, vuốt ve.
B. khẩn khoản, buồn bã, vui vẻ, lặng lẽ, im lặng.
C.buồn bã, vui vẻ, mừng rỡ, lặng lẽ, vuốt ve.
Trong các câu sau, câu nào là câu kể?
A. Bạn đang làm gì thế?
B. Ôi, chú thỏ thật là dễ thương quá!
C. Hôm nay, trời trong xanh và rất đẹp.
D. Bạn làm bài nhanh lên!
D. khẩn khoản, buồn bã, vui vẻ, lặng lẽ, vuốt ve.
Nhóm từ nào sau đây chỉ gồm danh từ? a. thao diễn, trường quay b. thao trường, trường hợp c. thao thức, trường lớp d. thao luyện, hậu trường
Bài 5: Trong những trường hợp sau, các câu hỏi dùng để làm gì?
a. Tôi không biết làm cách nào để vượt qua sự bế tắc này …Tôi chợt nghĩ đến một người bạn rất yêu sách. Biết đâu cô ấy có thể giúp tôi được chăng?
b. Khi tôi dợm bước đi, bà ái ngại nhìn tôi rồi nói:
- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi!
- Sao cơ? Bà đã nghe hết câu chuyện của tôi ư? – Tôi cảm thấy bối rối và khó chịu.
c. Bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:
- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?
d. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi …
- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
- Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
Câu 8. Từ “chót vót” được gọi là từ láy gì? a. láy âm đầu b. láy vần c. láy âm, vần d. láy tiếng
* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)
Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Câu 1: M1. Câu nào cho thấy bà của Thanh đã già? (0,5điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: M1. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt thương hại.
Câu 3: M2.Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác buồn, không được bà che chở
Câu 4: M2. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?(0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh yêu bà, thương bà.
Câu 5: M3.Theo em Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?(1 điểm)
Câu 6: M4. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?(1 điểm)
Câu 7: M1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Che chở
B. Yêu thương
C. Thong thả
D. Mát mẻ
Câu 8: M2. Từ “Thanh” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ
D. A và C đều đúng.
Câu 9: M3. Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (1 điểm)
“Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương”
Câu 10: M4.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính trung thực. (1 điểm)