1. Đồng nghiệp
2.
Đậu: hạt đậu màu xanh, dùng để ăn
Đậu: Đỗ vào 1 trường, 1 công việc, 1 nơi nào đó...
chín: số lượng
chín: có thể ăn được
1. Đồng nghiệp
2.
Đậu: hạt đậu màu xanh, dùng để ăn
Đậu: Đỗ vào 1 trường, 1 công việc, 1 nơi nào đó...
chín: số lượng
chín: có thể ăn được
Xét câu tục ngữ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
a)Trong câu tục ngữ có những từ đồng âm nào?
b)Nghĩa của những từ đồng âm đó là gì?
c)Lời khuyên nào trong câu tục ngữ ?
d)Tìm những câu tục ngữ có nội dung như trên
So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong hai ví dụ sau:
– Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
– Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
Giúp mình với nha mọi người:
Bài 1.
a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ "cổ" và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó
b) Tìm từ đồng âm của danh từ "cổ" và cho biết nghĩa danh từ đó
Bài 2. Cho 2 câu sau:
* Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
* Hết giờ kiểm tra, cô giáo thu bài
Giải thích nghĩa từ "thu" trong 2 câu trên và cho biết đó là hiện tượng gì? Vì sao? Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ "thu" trong TH2
Làm đúng mình tick cho nhé :P @@
Câu nào sau đây không sử dụng từ đồng âm?
(Chỉ được chọn 1 đáp án)
A.Những đôi mắt sáng thức đến sáng .
B.Kiến bò đĩa thịt bò.
C.Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
D.Ruồi đậu mâm xôi đậu.
I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
(Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:
- Con Cáo
- Chùm nho
- Giàn nho cao
- Cây nho thấp
Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?
Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.
II. Thực hiện bài tập sau:
Câu 6. Cho câu văn sau:
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.
a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.
Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?
Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?
Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.
III. Tập làm văn:
Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.
ai giúp mk mk tích cho
Phần 1. Đoc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 1. Câu tục ngữ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung của câu tục ngữ.
Câu 2. Viết từ 3 - 5 câu văn liên tiếp để chỉ ra nội dung và giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ mang lại.
Câu 3. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ "ăn".
Câu 4. Ghi thêm 2 câu tục ngữ đã học có cùng chủ đề với câu tục ngữ trên.
Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.
Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”
Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi, công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa, đã có câu:
“Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”
Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.
Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.
Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:
“Uống nước nhớ nguồn”
Hay
“Ơn ai một chút chẳng quên”
Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.
Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.
Cho đoạn thơ sau
“ chiều chiều ra đứng ngõ
sau trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
“ mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
a Hãy xác định các hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm khác nghĩa trong các ví dụ trên
b chỉ ra nét giống và khác nhau giữa loại từ này
Cho hai câu sau: a. Bộ bàn ghế sa lông màu mận chín được kê ngay ngắn giữa sàn nhà b. Bố kê bộ bàn ghế sa lông màu mận chín ngay ngắn giữa sàn nhà Em chọn câu nào để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau? Vì sao? (
1) Trong phòng làm việc của bố, đồ đạc được sắp xếp thật gọn gàng. (2)....(3) Bình hoa tươi đặt trên bàn cùng với bức tranh thủy mặc
Giúp m vs ai xog trước m tích cho