Cần phải trộn V1 lít dung dịch HCl xM với V2 lít dung dịch H2SO4 0,2xM theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để thu được dung dịch B trong đó nồng độ mol của HCl gấp 3 lần nồng độ mol của H2SO4. Để trung hòa hết 200ml dung dịch B cần vừa đủ 166,67 ml dung dịch Ba(OH)2 17,1% có khối lượng riêng bằng 1,2 g/ml. a. Tính nồng độ mol của HCl và H2SO4 ban đầu. b. Tính nồng độ mol của H2SO4 trong dung dịch B.
a, Ta có: nHCl = x.V1 (mol), nH2SO4 = 0,2x.V2 (mol)
Mà trong B, nồng độ của HCl gấp 3 lần nồng độ của H2SO4.
\(\Rightarrow\dfrac{x.V_1}{0,2x.V_2}=3\Rightarrow\dfrac{V_1}{V_2}=\dfrac{3}{5}\)
→ Trộn HCl và H2SO4 theo tỉ lệ 3:5
Ta có: \(m_{Ba\left(OH\right)_2}=166,67.1,2=200\left(g\right)\Rightarrow n_{Ba\left(OH\right)_2}=\dfrac{200.17,1\%}{171}=0,2\left(mol\right)\)
Trong 200 ml B có: 75 ml HCl xM ⇒ nHCl = x.0,075 (mol)
và 125 ml H2SO4 0,2xM ⇒ nH2SO4 = 0,2x.0,125 = 0,025x (mol)
PT: \(2HCl+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaCl_2+2H_2O\)
\(H_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
Theo PT: \(n_{Ba\left(OH\right)_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}+n_{H_2SO_4}\)
⇒ 0,2 = x.0,075 + 0,025x ⇒ x = 2
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}C_{M_{HCl}}=2\left(M\right)\\C_{M_{H_2SO_4}}=0,2.2=0,4\left(M\right)\end{matrix}\right.\)
b, \(C_{M_{H_2SO_4\left(B\right)}}=\dfrac{0,025.2}{0,2}=0,25\left(M\right)\)