· Bài 7: A là chất rắn không màu, có nhiều ứng dụng như được dùng để sản xuất giấy, xà phòng… A được tạo thành từ 3 nguyên tố X, Y, Z, trong đó Y là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Phân tử A gồm 3 nguyên tử, tổng số hạt mang điện trong phân tử A gấp 4 lần tổng số proton trong phân tử hiđro florua (HF). Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử Z là 10 hạt.
· a/ Xác định công thức hóa học của chất A.
· b/ Hòa tan A vào nước được dung dịch A’. Trình bày hiện tượng quan sát được khi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch A’.
a)
Y là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất
=> Y là O (oxi)
CTHH: XOZ
Có: \(2p_X+2.8+2p_Z=4.\left(1+9\right)=40\)
=> pX + pZ = 12
Và \(p_X-p_Z=10\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}p_X=11\left(Na\right)\\p_Z=1\left(H\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy CTHH của A là NaOH
b) Giấy quỳ tím chuyển màu xanh do dd NaOH là dd kiềm