1. trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa phục hưng? trong các thành tựu trên em ấn tượng với thành tựu nào nhất? vì sao ?
2. trình bày mỗi quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hỗi phong kiến?
3. thành giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu âu thời chug đại . em tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiên trên?
4. trình bày những biểu hiện chính về thịnh vượng của Tung Quốc dưới thời đường?
Câu1 .Một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng
- Văn học: Thơ, tiểu thuyết, kịch. Tác phẩm nổi tiếng như Đan-tê với “Thần Khúc”, Pê-tra-ca với tập thơ “Tình Yêu”.
- Lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc với đặc điểm nổi bật là thể hiện sinh động nội tâm nhân vật.
- Hội họa có thể kể đến như Lê-ô-na đơ Vi-na, Ra-pha-eo
- Điêu khắc, kiến trúc: phản ánh sự phục hồi cổ điển. Tiêu biểu là: Lâu đài Chambord ở Pháp, lâu đài Azay le Rideau, bảo tàng Louvre, nóc vòm nhà thờ thánh Peter, nhà thờ thánh Phêrô ở Vatican,…
- Thiên văn học: Cô-péc-ních với thuyết Mặt trời là trung tâm, G.Bru-nô, G.Ga-li-ê.
- Văn học, nghệ thuật: khắc họa bức tranh hiện thực về xã hội Tây Âu, đồng thời thể hiện thái độ châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng mãnh liệt về sự công bằng, bác ái.
- Về khoa học – kỹ thuật:
+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép
+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp
+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm
- Thời Phục hưng đã xuất hiện các nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ của giáo hội Thiên chúa.
Câu 2- Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,... - Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.
Câu 3 -Những dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của Các-mác: “Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”:
– Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa.
– Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
– Tầng lớp thị dân mới hình thành và phát triển đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa mới: Nhiều trường đại học được ra đời nhưu Bô-lô-na (I-ta-li-a)
– Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.
Câu 4
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện : - Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh. - Bờ cõi đưuọc mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng. - Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
Tham khảo
Câu 1
* Một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng:
- Văn học: Thơ, tiểu thuyết, kịch. Tác phẩm nổi tiếng như Đan-tê với “Thần Khúc”, Pê-tra-ca với tập thơ “Tình Yêu”.
- Lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc với đặc điểm nổi bật là thể hiện sinh động nội tâm nhân vật.
- Hội họa có thể kể đến như Lê-ô-na đơ Vi-na, Ra-pha-eo
- Điêu khắc, kiến trúc: phản ánh sự phục hồi cổ điển. Tiêu biểu là: Lâu đài Chambord ở Pháp, lâu đài Azay le Rideau, bảo tàng Louvre, nóc vòm nhà thờ thánh Peter, nhà thờ thánh Phêrô ở Vatican,…
- Thiên văn học: Cô-péc-ních với thuyết Mặt trời là trung tâm, G.Bru-nô, G.Ga-li-ê.
- Văn học, nghệ thuật: khắc họa bức tranh hiện thực về xã hội Tây Âu, đồng thời thể hiện thái độ châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng mãnh liệt về sự công bằng, bác ái.
- Về khoa học – kỹ thuật:
+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép
+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp
+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm
- Thời Phục hưng đã xuất hiện các nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ của giáo hội Thiên chúa.
* Em ấn tượng với bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng. Bức tranh nổi tiếng thế giới này không được trưng bày trong một viện bảo tàng, mà nằm trên bức tường phía sau phòng ăn ở tu viện Santa Maria delle Grazie tại Milan, Italy. Bức tranh được vẽ vào cuối thế kỷ 15. Bức tranh vẽ lại khung cảnh Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesu với các môn đệ. Kiệt tác này được trưng bày trong tu viện nhỏ thực sự là một trong những điểm tham quan thú vị nhất Milan.
Câu 2
* Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua: tô, thuế
- Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,...
- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.
Câu 3
* Những dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của Các-mác: "Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”:
- Thành thị trung đại ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện hình thành và phát triển cho nền kinh tế hàng hóa.
- Thành thị trung đại góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền và thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Nền văn hóa mới được xây dựng do tầng lớp thị dân mới hình thành và phát triển: Nhiều trường đại học nổi tiếng được ra đời như Bô-lô-na (I-ta-li-a)
+ Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.
=> Thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở châu Âu có những biến chuyển rõ rệt, là cơ sở đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới
Câu 4
* Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường
- Về chính trị:
+ Dưới thời Đường bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh. Đặt các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, cử người thân tín cai quản các địa phương.
+ Chính sách xâm lược để mở rộng lãnh thổ như xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên và củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ),…
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: chính sách giảm thuế, chế độ quân điền. Kỹ thuật canh tác mới được áp dụng do đó nông nghiệp đã có bước phát triển.
+ Thủ công nghiệp: luyện sắt, đóng thuyền,… và các ngành nghề thủ công khác ngày càng phát triển với các xưởng có hàng chục người làm việc.
+ Thương nghiệp: có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Những tuyến đường giao thông truyền thống khác đến thời Đường đã trở thành “con đường tơ lụa”.