I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XVIII có hai nhiệm vụ cơ bản là
A. dân tộc và dân chủ. C. độc lập và tự do.
B. dân tộc và dân sinh. D. dân chủ và dân quyền.
Câu 2. Điểm khác biệt về tình hình chính trị ở Bắc Mĩ so với nước Anh và Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ thế kỉ XVIII là
A. xuất hiện tầng lớp qúy tộc mới. B. chế độ phong kiến kìm hãm.
C. thực dân phương Tây thống trị D. xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là
A. kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. miền Bắc chủ yếu phát triển kinh tế thương nghiệp.
C. miền Nam chủ yếu phát triển kinh tế công nghiệp.
D. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa thâm nhập.
Câu 4. Một trong những ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là gì?
A. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập Mĩ La-tinh.
B. Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do vua Sác - lơ I đứng đầu.
D. Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XVIII?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó.
B. Tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Mở ra thời đại thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và liên minh của họ.
Câu 6. Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp trước cách mạng gồm những lực lượng nào?
A. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị. B. Quý tộc, nông dân, tăng lữ, thợ thủ công.
C. Tăng lữ, quý tộc và tư sản, nông dân. D. Vua, quan lại, tăng lữ, bình dân thành thị
Câu 7. Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị nước Anh và Pháp trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là
A. là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. B. tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế
C. xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng.
Câu 8. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI-XVIII là
A. lật đổ chế đổ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó.
B. lật đổ chế độ phong kiến, cổ đại cùng tàn tích của nó.
C. tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ phong kiến.
D. mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Câu 9. Sự kiện nào diễn ra năm 1558 là dấu mốc quan trọng làm cho quá trình di dân khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh?
A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá. B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.
C. Chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang. D. Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định.
Câu 10. Hoàn cảnh lịch sử bùng nổ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là do
A. chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng, không quan tâm đến triều chính.
B. chúa Trịnh bắt nhân dân Đàng Trong khai hoang, đào sông, đắp đường….
C. sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút.
D. chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
Câu 11. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?
Tư liệu: Để có tiền giải quyết khó khăn, phủ chúa có lệnh “ai có nghề gì cũng đều phải nộp thuế”. Vì trưng thu quá mức nên “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi; vì thuế cá tôm mà phải cất giấu chài lưới…”
(Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)
A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.
B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.
Câu 12. Tư liệu nào sau đây là bằng chứng cho việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII-XVIII?
A. Bản đồ Hồng Đức. B. Mộc bản Triều Nguyễn.
C. An Nam đại quốc hoạ đồ. D. Bản đồ do Đỗ Bá vẽ.
Câu 13. Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?
A. Đẩy chính quyền Lê - Trịnh vào khủng hoảng sâu sắc, toàn diện.
B. Đẩy chính quyền chúa Nguyễn vào khủng hoảng sâu sắc, toàn diện.
C. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất, nạn đói cho nhân dân Đàng Ngoài.
Câu 14. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút, nghĩa quân Tây Sơn đã chọn chiến thuật nào?
A. Vườn không, nhà trống. C. Chiến thuật “tằm ăn lá”.
B. Đánh nghi binh, nhử địch. D. Đánh nhanh, thắng nhanh.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?
A. Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.
B. Một trong những trận thủy chiến lớn của lịch sử dân tộc.
C. Đánh dấu thắng lợi hoàn tòa của phong trào Tây Sơn.
D. Trận thủy chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.
Câu 16. Tín ngưỡng truyền thống của người Việt được phát huy ở các thế kỉ XVI - XVIII và cho đến ngày nay là
A. ăn trầu. B. tổ chức lễ hội. C. trò chơi dân gian. D. thờ cúng tổ tiên.
Câu 17. Vì sao cần kế thừa và phát huy những thành tựu của nền văn hóa Đại Việt?
A. Văn hóa Đại Việt phong phú mang đậm bản sắc dân tộc, có giá trị cốt lõi.
B. Văn hóa Đại Việt ảnh hưởng của các nền văn hóa các nước xung quanh.
C. Văn hóa Đại Việt chú trọng phát triển giáo dục, khoa học, kiến trúc.
D. Văn hóa Đại Việt mang đậm bản sắc tín ngưỡng và tôn giáo.
Câu 18. Vì sao ở Đàng Trong, chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận Quảng?
A. Củng cố cơ sở cát cứ, tách khỏi sự phụ thuộc vào chúa Trịnh.
B. Lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.
C. Khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.
D. Tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ.
Câu 19. Vai trò của Quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là
A. nâng cao kinh tế, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc phòng.
B. là điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc.
C. là điểm tựa khai thác các nguồn lợi trên biển.
D. là trạm dừng chân, cung cấp nguyên liệu cho các phương tiện.
Câu 20. Nguyên nhân nào thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến?
A. chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng, không quan tâm đến triều chính.
B. chúa Trịnh bắt nhân dân Đàng Trong khai hoang, đào sông, đắp đường….
C. sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút.
D. chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
Câu 21. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?
A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa. B. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.
C. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn D. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
Câu 22. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?
Tư liệu: Nạn đói khủng khiếp ở Đàng Ngoài làm cho “dân phiêu tán dắt dìu nhau đi kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa no…”
(Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)
A. Ruộng đất của nông dân Đàng Ngoài bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVI.
C. Cuộc sống cơ cực, khó khăn về mọi mặt của nhân dân Đàng Ngoài.
D. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
Câu 23. Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?
A. Đẩy chính quyền Lê - Trịnh vào khủng hoảng sâu sắc, toàn diện.
B. Đẩy chính quyền chúa Nguyễn vào khủng hoảng sâu sắc, toàn diện.
C. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất, nạn đói cho nhân dân Đàng Ngoài.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
A. Sự giúp đỡ của chính quyền Mãn Thanh.
B. Tài thao lược của bộ chỉ huy nghĩa quân.
C. Sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân ta.
D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 25. Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào?
A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
B. Làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
C. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh, triều Lê sụp đổ.
D. Nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh xâm lược.
Câu 26. Một trong những tôn giáo được phục hồi ở các thế kỉ XVI - XVIII và cho đến ngày nay vẫn được duy trì trong nhân dân là
A. thờ cúng tổ tiên. B. thờ Thành hoàng làng. C. Công giáo. D. Đạo Phật.
Câu 27. Đất nước ta bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài bởi
A. cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
B. cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
C. nhà Mạc và vua Lê.
D. vua Lê và chúa Nguyễn.
Câu 28. Vì sao cần kế thừa và phát huy những thành tựu của nền văn hóa Đại Việt?
A. Văn hóa Đại Việt phong phú mang đậm bản sắc dân tộc, có giá trị cốt lõi.
B. Văn hóa Đại Việt ảnh hưởng của các nền văn hóa các nước xung quanh.
C. Văn hóa Đại Việt chú trọng phát triển giáo dục, khoa học, kiến trúc.
D. Văn hóa Đại Việt mang đậm bản sắc tín ngưỡng và tôn giáo.
Câu 29. Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Nông dân Đàng Trong vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt.
C. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở vùng Tây Bắc.
D. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.
Câu 30. Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII như thế nào?
A. Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng do những cuộc xung đột kéo dài.
B. Sản xuất nông nghiệp tương đối phát triển do chính sách khai hoang.
C. Sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt do chính sách khai hoang.
D. Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đưa đến sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn.