- Em thấy cách quản lý thời gian của Lan không hợp lý và cần được cải thiện.
- Việc dành nhiều giờ để lướt mạng xã hội khiến Lan không có đủ thời gian cho việc học tập. Điều này dẫn đến sự trì hoãn trong việc hoàn thành bài tập và không có hiệu quả trong việc học. Cuối cùng Lan lại cảm thấy lo lắng và không thoải mái vào cuối tuần khi bài vở còn tồn đọng.
- Để cải thiện tình hình, Lan có thể cân nhắc áp dụng một số phương pháp quản lí thời gian sau đây:
+ Lập kế hoạch
+ Ưu tiên công việc
+ Giới hạn thời gian lướt mạng xã hội
+ Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lí
+ Theo dõi tiến độ
Cách Lan quản lý thời gian là chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả học tập thấp và áp lực ngày càng tăng.
-Việc dành nhiều giờ để lướt mạng xã hội khiến Lan mất tập trung vào việc học. Mạng xã hội thường mang tính chất giải trí ngắn hạn nếu không kiểm soát, nó dễ dàng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và gây tiêu tốn thì giờ
-Lan để dồn bài tập vào hết cuối tuần khiến bản thân chìm trong căng thẳng, Lan chưa biết cách phân chia sử dụng thời gian một cách hiệu quả-nếu mỗi ngày đều làm một chút thì đến cuối tuần bài tập sẽ không tồn động nhiều như vậy.Việc lãng phí thời gian vào đầu tuần khiến cuối tuần trở nên căng thẳng. Lan không chỉ mệt mỏi mà còn mất đi thời gian thư giãn, dẫn đến sự kiệt sức về cả thể chất lẫn tinh thần
Cải thiện:
-Viết thời gian biểu để sắp xếp hợp lí thời gian học bài và nghỉ ngơi
-Hoàn thành bài tập ngay sau khi được giao thay vì trì hoãn. Điều này giúp giảm bớt số lượng bài tập tích lũy và chủ động hơn trong việc học
-Sử dụng mạng xã hội hợp lí. Thay vì lướt mạng có thể dành thời gian cho các hoạt động giải trí bổ ích như đọc sách, nghe nhạc nhẹ
-Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, vui chơi tránh căng thẳng
-Xắp xếp mức độ cần thiết của các bài tập, bài nào cần nộp trước, bài nào sẽ nộp sau...từ đó sắp xếp thời gian làm bài tập hợp lí
..........
Cách quản lý thời gian của Lan có vẻ chưa hiệu quả, bởi vì em dành quá nhiều thời gian cho việc lướt qua xã hội vào buổi tối, dẫn đến việc trì hoãn bài tập và học không có hiệu quả. Việc này khiến Lan không thể hoàn thành công việc đúng hạn, và cuối tuần phải đối mặt với sự lo lắng vì công việc còn tồn tại. Điều này cho thấy Lan chưa biết cách phân chia thời gian hợp lý giữa tập và giải trí.
Để cải thiện Lan cần lập kế hoạch rõ ràng ví dụ như dành một khoảng thời gian nhất định cho việc học và một khoảng thời gian để giải trí. Lan nên đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi buổi học để theo dõi tiến độ và tránh việc học bị trì hoãn.
[Thử thách]
Em đã bao giờ tưởng tượng mình có thể chế tạo một chiếc nhiệt kế của riêng mình chưa? Trong thử thách này, em hãy chế tạo một nhiệt kế chất lỏng để theo dõi nhiệt độ thay đổi như thế nào theo vị trí trong nhà hoặc ngoài trời. Hãy khám phá xem đâu là chỗ nóng nhất hay lạnh nhất xung quanh mình bằng chiếc nhiệt kế tự chế tạo nhé.
Câu hỏi:
1. Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
2. Kể tên các loại nhiệt kế thường dùng và công dụng của mỗi loại nhiệt kế đó.
3. Khi chế tạo nhiệt kế bằng vỏ chai, ống hút và đất nặn, có những điểm gì cần lưu ý? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của em.
Bạn nào chụp ảnh sản phẩm sẽ được cộng 10 GP nhé.
Chúc các em thực hiện thành công.
1. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.
2.
- Nhiệt kế thủy ngân: Dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm.
- Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người.
- Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển.
3. Em thấy là còn thiếu cồn (tí nữa thì em sẽ gửi ảnh)
Em thí nghiệm bỏ vào nước nóng nhưng không có cồn nên nước hình như em không thấy nước nở ra. (Với lại nhà em không có cồn :D)
Ảnh e đây cô ak
Nhà e thiếu thốn vật chất =))))
[Thử thách]
Các em đã bao giờ tự hỏi điều gì làm cho một chiếc máy bay giấy bay? Một số máy bay giấy rõ ràng bay xa hơn những máy bay khác. Nhưng tại sao lại như vây?
Hãy gấp một chiếc máy bay giấy và thay đổi thiết kế cơ bản của nó để xem điều gì làm ảnh hưởng để một chiếc máy bay có thể bay xa hay không.
Có rất nhiều điều khoa học trong hoạt động này, hãy khám phá và chia sẻ hình ảnh chiếc máy bay bay xa nhất mà em gập được. Giải thích các yếu tố ảnh hưởng để nhận được 10 GP nữa nhé!
Em lỡ không quay rồi nhưng em có thể giải thích được ạ:
Em đã thay đổi một số cơ cấu của nó để nó bay được xa hơn.......
Bỗng lúc đó em mới hiểu ý nghĩa của nó theo nghĩa khác:
" Mình phải thay đổi cách học của mình để có thể đi xa hơn, học tập tốt hơn giống như chiếc máy bay đó, nó đã thay đổi mình để có thể bay được xa hơn."
Em cảm ơn cô đã cho em rút ra thêm được một bài học quý giá.
Để một chiếc máy bay giấy có thể bay thì điều đó liên quan tới khí động lực học. Khí động lực học là môn học nghiên cứu về dòng chảy của chất khí vậy nên em nghĩ máy bay giấy bay được nhờ điều này.
- Trên Trái Đất, trọng lực là lực tạo bởi lực hấp dẫn của hành tinh này, kéo mọi vật rơi xuống mặt đất. Để nâng vật thể, có thể tạo ra phản lực bởi động cơ, như trong máy bay phản lực, giúp máy bay tiến về phía trước nhanh trong không khí. Khi cánh máy bay chuyển động ngang trong không khí, nó sẽ nhận lực nâng và lực cản của không khí. Lực nâng định nghĩa theo khí động lực học là lực vuông góc với dòng khí, lực cản là lực thực hiện song song với dòng khí. Nhưng những điều này rất khó hiểu vì nó liên quan tới khoa học. Vậy nên nếu nói đơn giản nhất thì là máy bay giấy bay được nhờ gió.
Nhà em mới bán ve chai nên không tìm thấy giấy. Nhưng may mắn là dưới gầm giường có giấy cũ từ năm lớp 6 nên em gấp liền và kết quả là:
Có cần video không cô ?
[Lớp 6]
Câu 1:
a. Hệ thống ròng rọc ở hình a có mấy ròng rọc cố định, mấy ròng rọc động?
b. Dùng ròng rọc cố định có lợi gì?
Câu 2:
a. Hãy nêu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
b. Tại sao khi đun nước ta không nên lấy nước đầy ấm?
Câu 3:
Bình cầu đựng nước màu, mực nước trong ống thủy tinh như hình b. Hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ngâm bình cầu trong nước lạnh? Giải thích hiện tượng.
Câu 4:
a. Tại sao nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ từ 35oC đến 42oC?
b. Có thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ nước đá đang tan được không? Tại sao?
Câu 5:
Hãy tính: 15oC ứng với bao nhiêu oF; 82oC ứng với bao nhiêu oF.
Câu 6:
Băng kép cấu tạo bởi thanh đồng và thanh thép. Khi bị đốt nóng băng kép cong lên như hình c. Thanh thép nằm phía trên hay dưới băng kép? Tại sao?
Mọi vấn đề liên quan tới ôn thi học kì các em có thể comment dưới đây để thầy cô và các bạn hỗ trợ giải đáp nhé.
Em tiếp tục chữa lại:
Câu 1:
a. Hệ thống ròng rọc ở hình a có 1 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động.
b. Dùng ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng kéo so với khi kéo trực tiếp.
Câu 2:
a. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau.
b. Khi đun nước, cả ấm và nước đều nở ra vì nhiệt, nhưng vì chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên khi đun nước nếu ta lấy nước đầy ấm thì nước sẽ chảy ra ngoài.
Câu 3:
Mực nước trong bình hạ xuống thấp hơn mức ban đầu vì khi ngâm vào nước lạnh thì nước co lại khiến mực nước trong bình hạ xuống.
Câu 4:
a. Vì thân thể con người không dưới 35oC và không lớn hơn 42oC
b. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ nước đá đang tan được vì nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ từ 35oC đến 42oC mà nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.
Câu 5:
Năm 1714, Fa-ren-hai (Fahrenheit) đã đề nghị một nhiệt giai mang tên ông. Trong nhiệt giai này, nhiệt độ của nước đá tan là 32oF còn nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF.
Như vậy 1oC ứng với 1,8oF.
15oC ứng với số oF là: 32 + (15 . 1,8) = 59oF
82oC ứng với số oF là: 32 + (82 . 1,8) = 179,6oF
Câu 6:
Thanh thép nằm phía trên băng kép vì khi bị đốt nóng băng kép cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt ít hơn mà thép lại nở ra vì nhiệt ít hơn đồng nên thanh thép nằm ở phía trên băng kép.
Câu 1:
a) 1 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động.
b) Thay đổi hướng của lực
Câu 2:
a)
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
b) Khi đun nước thì cả ấm và nước đều nở ra vì nhiệt. Mà nước nở ra nhiều hơn ấm nên sẽ khiến cho nước tràn ra ngoài
Câu 3:
- Mực nước trong bình hạ xuống
- Vì khi ngâm vào nước lạnh thì nước co lại khiến mực nước trong bình hạ xuống.
Câu 4:
a) Vì nhiệt kế này chỉ dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ rơi vào khoảng từ 35oC đến 42oC
b) Không! Vì nhiệt độ của nước đá đang tan thấp hơn 35 độ
Câu 5:
150C = 0oC + 15oC = 32oF + (15.1,8oF) = 59oF
82oC = 00C + 82oC = 32oF + (82.1,8oF) = 179,6oF
Câu 6:
Thanh thép nằm phía trên băng kép vì thép nở ra vì nhiệt ít hơn đồng mà khi bị đốt nóng băng kép cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt ít hơn
Câu 1:
a. Hệ thống ròng rọc ở hình a có 1 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động.
b. Dùng ròng rọc cố định có lợi về hướng kéo của vật.
Câu 2:
a. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
b. - Vì khi đun nước, nước trong ấm sẽ nóng lên và nở ra. Nếu đổ thật đầy thì sẽ xảy ra hiện tượng tràn nước ra khỏi ấm. Vì vậy, ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
Câu 3:
Mực nước trong bình hạ xuống thấp hơn mức ban đầu vì nước co lại khi lạnh đi, khiến mực nước trong bình hạ xuống.
Câu 4:
a. Vì nhiệt độ cơ thể con người không thể dưới 35oC và không thể trên 42oC
b. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ nước đá đang tan được vì mà nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC mà nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ từ 35oC đến 42oC.
Câu 5:
15oC = 32 + (15 . 1,8) = 59oF (Vậy 15oC = 59oF)
82oC = 32 + (82 . 1,8) = 179,6oF (Vậy 82oC = 179oF)
Câu 6:
Thanh thép nằm phía trên băng kép vì khi bị đốt nóng băng kép cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt ít hơn mà thép lại nở ra vì nhiệt ít hơn đồng nên thanh thép nằm ở phía trên băng kép.
Vào mùa đông, khi đứng trước chiếc gương soi và thổi một hơi dài vào gương, ta thấy trên gương xuất hiện một mảng mờ đục. Mảng mờ này sau đó sẽ nhanh chóng mất đi. Vì sao vậy?
Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta thổi một hơi vào gương thì hơi nước được từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi. Sau đó, nhiệt độ không khí sẽ tăng lên làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và mảng mờ sẽ nhanh chóng mất đi.
Vì khi nhiệt độ ngoài trời thấp, ta thổi một hơi vào gương thì hơi nước được từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi. Sau đó, nhiệt độ không khí tăng lên làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và mảng mờ sẽ nhanh chóng mất đi.Đó là sự chuyển từ thể hơi sang thế lỏng của một chất gọi là sự ngưng tụ.
Khi đứng trước gương soi và thổi một hơi dài vào gương ta thấy trên gương xuất hiện một mảng mờ đục. Vết mờ đục chính là hơi nước trong hơi thở của ta đọng lại thành những giọt nước nhỏ li ti trên mặt gương.
1.Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Đó là những hành tinh nào? Kể tên theo thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến xa Mặt Trời nhất.
2. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời không? So sánh chiều chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời.
Câu 1
Trong hệ mặt trời có tấm hành tinh gồm : Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
Câu 2
Các hành tinh đều chuyển động quanh hệ mặt trời ,Mặt Trời gần như nằm trên cùng một mặt phẳng, cùng hướng, chúng có chuyển động cùng chiều, chúng di chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ Cực Bắc của Trái Đất. Ngoại trừ Sao Kim và Sao Thiên Vương, vòng quay của chúng cũng cùng chiều. Mặt Trời cũng quay theo chiều này.
1.
*Trong hệ mặt trời có 8 hành tinh. Đó là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
*Thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến xa Mặt Trời nhất: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương
2.
*Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời.
*So sánh chiều chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời:
-Chuyển động quanh Mặt trời theo cùng một chiều và gần như cùng một mặt phẳng.
-Chuyển động tự quay quanh trục: Mặt trời và các hành tinh quay theo chiều thuận, trừ sao Kim.
1.trong hệ mặt trời có 8 hành tinh:
-Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương
2
-Các hành tinh đều chuyển động quanh hệ mặt trời
-Mặt Trời gần như nằm trên cùng một mặt phẳng, cùng hướng, các hành tinh đều có chuyển động cùng chiều,cùng duy chuyển theo 1 hướng ngược chiều kim đồng hồ
-nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giản nở vì nhiệt của các chất
-Vì ở bầu của nhiệt kế dùng trong y tế có chỗ bị thắt lại , có tác dụng để ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể con người .
- Nhiệt độ hoạt động trên nguyên lý : sự giản nở vì nhiệt của các chất
- Thủy ngân là một kim loại có tỉ trọng lớn, khi được sử dụng trong nhiệt kế, người sản xuất đã làm nhiệt kế có một chỗ thắt rất nhỏ, hòng không cho thủy ngân tự do tụt xuống khi nhiệt độ thay đổi, vì sự co dãn của thủy ngân rất nhạy với nhiệt độ
- Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo để làm cho thủy ngân quay về nhiệt độ chuẩn của cơ thể, đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân chính xác hơn
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất.
- Khi dùng cặp nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, thủy ngân trong quả cầu thủy ngân gặp phải nóng sẽ nở ra, thủy ngân từ đường cong bé nhỏ này dâng lên trên và hiển thị nhiệt độ. Còn khi bỏ cặp nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thủy ngân gặp lạnh co lại, bởi có một đoạn trên quả cầu thủy ngân rất nhỏ mà sức tụ bên trong thủy ngân cũng nhỏ theo, vì thế làm cho khúc trên bị cắt thành hai đoạn tại phần miệng rất nhỏ ở đường bên trong. Dưới áp lực của lực cản đường kính trong và lực tích tụ trong thủy ngân, đoạn dâng cao sẽ không thể tự động rơi xuống quả cầu thủy ngân mà chỉ đứng im ở vị trí đã lên cao, biểu thị mức nhiệt độ cơ thể vừa đo xong.
Cô có thí nghiệm sau:
➤ Đổ một ít nước vào một đĩa thủy tinh lòng sâu, nhỏ một vài giọt màu thực phẩm để tạo nước màu.
➤ Đặt cây nến vào giữa đĩa nước, đốt cho nến cháy.
➤ Dùng một cốc thủy tinh úp ngược vào cây nến.
Hiện tượng quan sát được: Nến bị tắt và nước từ đĩa dâng lên trong cốc.
Các em hãy giải thích tại sao.
P/S: Để quan sát hiện tượng rõ hơn các em cùng xem video thí nghiệm cô đã làm tại đây nhé: https://www.youtube.com/watch?v=Jg1nuddazw0
Vì khi ngọn lửa yếu dần đi và tắt hẳn do bên trong thiếu oxi ,không khí trong cốc sẽ giảm nhiệt độ đột ngột .Không khí lạnh sẽ chiếm ít không gian hơn .Sự co rút đó tạo ra một chân không yếu hay áp suất thấp hơn bên trong cốc .Áp suất bên ngoài sẽ cao hơn đẩy nước trên đĩa vào trong cốc thủy tinh .
+ Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
+ Khi nến tắt nước dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước dâng chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
+ Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
-Nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc
-Nến cháy đã lấy đi toàn bộ không khí ở trong cốc và nước tràn vào chiếm chỗ không khí bị mất vì vậy nước từ đĩa dâng lên trong cốc
Vào những buổi sáng trời lạnh, các em có thể quan sát thấy trên các lá cây, ngọn cỏ, mạng nhện ngoài sân, vườn có đọng những giọt nước dù ban đêm trời không mưa. Đó chính là những giọt sương.
Những giọt sương này từ đâu có? Tại sao những giọt sương thường chỉ xuất hiện vào ban đêm hoặc gần sáng? Vào ban ngày, vì sao những giọt sương này mất đi?
Vào ban ngày thì không khí đã chứa 1 lượng hơi nước nhất định nhưng khi về ban đêm do nhiệt độ giảm suống khá nhanh và nhiệt độ giữa ban đêm và ban ngày trênh lệch khá nhiều và vì thế mà hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành những giọt sương.Và đặc biệt khi trời mà quang mây gió nhẹ thì mặt đất phát xạ nhiệt và không khí nhanh hơn khiến nhiệt độ giảm suống khá đột ngột điều này khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất rễ bão hòa hơn hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm.
Vào ban ngày các giọt sương mất đi do nhiệt độ ban ngày tăng nên do mặt trời mọc khiến hơi nước không thể ngưng tụ được lâu dài và sau đó bay hơi , nên vào ban ngày những giọt sương mất đi .
Những giọt sương do hơi nước ngưng tụ mà thành
Vào ban đêm, hơi nước xung quanh lá cây gặp lạnh, ngưng tụ và động lại thành những giọt sương. gần sáng, khi cây thoát hơi nước gặp không khí lạnh cũng sẽ ngưng tụ thành sương.
Vào ban ngày, nhiệt độ cao sẽ làm hơi nước bốc lên, thoát hơi đi
Trời ban đêm hoặc vào lúc sáng sớm lạnh hơn ban ngày nên hơi nước trong không khí đã bị ngưng tụ thành giọt sương. Vào ban ngày nhiệt độ tăng lên làm các giọt sương bay hơi và biến mất.
Ở các nước xứ lạnh vào mùa đông, thường có băng tuyết trên đường phố. Để băng tuyết sớm tan, người ta thường rắc muối lên mặt tuyết giúp cho việc dọn tuyết trên mặt đường được dễ dàng hơn.
Em hãy giải thích tại sao.
Nước muối có nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nước thường nên khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì do nhiệt độ đông đặc của muối giảm xuống nên nước muối không thể đông đặc được, do đo, làm tan băng tuyết trên đường.
Cái này có thể giải thích theo hiện tượng ưu trương nhược trương như trong môn sinh học ko chị nhỉ? Bởi muối hút nước và ẩm rất tốt nên em nghĩ cũng thể giải thích theo cách này hmm
Vì khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì nhiệt độ đông đặc của muối giảm xuống tạo thành dung dịch nước muối - sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc của nước xuống dưới 0°C, do đó làm tan băng tuyết trên đường.
Ta biết nhiệt độ đóng băng của nước đá là 0°C, khi rắc muối lên tuyết, nước trong tuyết và muối kết hợp tạo thành dung dịch nước muối sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc của nước xuống dưới 0°C. Nói cách khác, thay vì nước sẽ đông đặc ở nhiệt độ 0°C thì muối sẽ giữ cho nước ở thể lỏng với nhiệt độ thấp hơn khoảng -5°C đến -10°C. Băng tuyết khi tiếp xúc với nước mặn bị tan chảy, tạo ra nhiều nước hơn… Hàm lượng muối càng cao thì điểm đóng băng càng thấp
-》 chính vì vậy nên khi rắc muối nên băng nên tuyết sẽ giúp băng tuyết rễ tan và giúp rễ rọn dẹp hơn để tránh các tai nạn giao thông trên đường do băng tuyết gây ra.
Việt Nam có bờ biển dài và rất nhiều nắng gió nên nghề làm muối ở nước ta khá phát triển. Do được sản xuất thủ công nên năng suất và độ tinh khiết không cao, tuy nhiên muối của ta lại giữ được nhiều vị chất từ nước biển, rất tốt khi sử dụng trong chế biến thực phẩm và tiêu dùng.
Các em có biết việc làm muối dựa trên hiện tượng nào không? Hãy mô tả quá trình đó nhé.
Dựa vào hiện tượng bay hơi.
Mô tả:
Đưa nước biển đến 1 chỗ bằng phẳng, chặn nước lại, sau đó đợi khoảng 3-5 ngày tùy lượng nước. Trời nắng càng to, nước càng nhanh bay hơi, muối lắng đọng lại và ngược lại
Việc làm muối dựa trên hiện tượng bay hơi của chất lỏng khi gặp nhiệt độ cao để ngưng đọng muối.
Trong trường hợp lộng gió thì gió thổi cũng sẽ mang theo những phân tử nước, các phân tử nước mất đi và để lại những tinh thể muối.
*Mô tả: Đầu tiên cho nước biển vào ruộng muối, ngăn nước lại, để khoảng 4-5 ngày tùy theo lượng nước và nhiệt độ. nước biển trong ruộng bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng.
Chúng ta làm muối dựa vào hiện tượng bay hơi. Hiện tượng bay hơi xảy ra nhanh khi môi trường có nhiệt độ cao -> các phân tử nước hóa hơi Trong trường hợp lộng gió thì gió thổi cũng mang theo các phân tử nước Các phân tử nước mất đi sẽ để lại những tinh thể muối.