Đáp án B
* Cấu tạo khí khổng:
Mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó:
Khi tế bào khí khổng trương nước => mở nhanh.
Khi tế bào khí khổng mất nước => đóng nhanh.
Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng:
Nếu chuyển cây từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Vậy, nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng chính là ánh sáng
Tuy nhiên, một số cây sống trong điều kiện thiếu nước, sự đóng mở chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do sự thay đổi nông độ axit abxixic (AAB) trong cây
* Cơ chế:
- Cơ chế ánh sáng:
+ Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO và pH
+ Kết quả: Hàm lượng đường tăng => tăng áp suất thẩm thấu => 2 tế bào khí khổng trương nước => khí khổng mở.
- Cơ chế axit abxixic (AAB):
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng => kích thích các bơm ion hoạt động => các kênh ion mở => các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng => áp suất thẩm thấu giảm => sức trương nước mạnh => khí khổng đóng.
Vậy B sai