a) CN: chợt con gà trống của ông ba Kiên
VN: nổi gáy
b) CN: Ngày đó
VN: là ngày cô mai hi sinh
Chợt con gà trống của ông ba Kiên / nổi gáy
CN VN
Ngày đó / là ngày cô Mai hi sinh
CN VN
a) CN: chợt con gà trống của ông ba Kiên
VN: nổi gáy
b) CN: Ngày đó
VN: là ngày cô mai hi sinh
Chợt con gà trống của ông ba Kiên / nổi gáy
CN VN
Ngày đó / là ngày cô Mai hi sinh
CN VN
Câu 11: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
Câu 12: Đặt 1 câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về chú kiến trong câu chuyện trên.
Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong các câu sau:
b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
c) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
d) Bến đảo Cô Tô, một hòn ngọc ngày mai của tổ quốc đang chờ đợi chúng ta, thúc giục chúng ta.
e) Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
CÂU GHÉP-PHẦN 1
Bài 1: Tìm các vế câu (xác định cả chủ ngữ, vị ngữ ) trong những câu ghép sau:
a) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.
b) Ai làm, người ấy chịu.
c) Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.
d) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.
e) Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.
f) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài.
g) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.
h) Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.
Bài 2: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây.
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
(Hoàng Hữu Bội)
Câu số...............là câu ghép
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, ví chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
(Hồ Chí Minh)
Câu số...............là câu ghép
Bài 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
a. Vì trời mưa to…………………………………………………………….......................
b. Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ………………………………......................
c. Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình……………………………………........................
Bài 4: Viết câu theo mô hình sau, mỗi mô hình viết 2 câu:
- C – V , C – V
- TN , C – V , C – V
- Tuy C – V nhưng C – V
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
|
help me pls ai làm đc mình sẽ tick đc hok ???=vv =)))q(≧▽≦q)
TRÁI TIM NGƯỜI MẸ
Một cây Bạch Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình – ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh, và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả.
Một hôm, cơn mưa giông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xòe cành, ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “ Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu, thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con, nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít, nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xoè cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn giông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về, thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ…”. Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống, nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.
Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ, là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi. Bên cạnh đó, một thân cây nằm trên mặt đất, cỏ và rêu phủ đầy. Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó - nó mềm mại đến lạ kì! Sau đó, bạn hãy nhắm mắt lại và lắng nghe. Rất có thể, bạn sẽ nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ.
(Ngô Linh Nga)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bạch Dương Mẹ đã chăm sóc con chu đáo như thế nào ?
a. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, Bạch Dương Mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình.
b. Ba cây Bạch Dương Con lớn nhanh, vui tươi nhờ có mẹ chăm sóc.
c. Bạch Dương Mẹ làm cho các con chẳng biết thế nào là lo sợ cả.
2. Bạch Dương Mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố ?
a. Bạch Dương Mẹ xòe cành, ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “ Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”.
b. Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững.
c. Bạch Dương Mẹ ngã xuống, nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.
3. Chi tiết nào về tình yêu con của Bạch Dương Mẹ làm em xúc động nhất ?
a. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ…”.
b. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con của mình.
c. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con.
4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
a. Các bà mẹ luôn biết cách chăm sóc con cái của họ.
b. Tình mẹ yêu con là bất diệt.
c. Sức sống mãnh liệt của cây Bạch Dương.
mọi người ơi trả lời giúp Icecy với ạ
KỈ VẬT
Hôm đó là ngày sinh nhật ba. Sau bữa cơm chiều, cả nhà quây quần bên bàn nước. Tôi trịnh trọng đưa cho ba chiếc hộp màu hồng có gắn nơ lụa:
- Thưa ba, con xin tặng ba một món quà!
Ba nhận chiếc hộp và ôm tôi vào lòng cười rạng rỡ. Tôi đỏ mặt trong khi ba cẩn
thận mở cái hộp. Chợt ba sững sờ ngạc nhiên: “Ơ! Một chiếc ví!”.
Ba tôi lật đi lật lại chiếc ví màu xanh “cô ban”, nét mặt trở nên khắc khổ, mắt
nhìn về một nơi xa xăm nào đó.
- Là vì con thấy chiếc ví của ba đã cũ nên … - Tôi ngập ngừng.
- Hai mẹ con biết đấy, chiếc ví này tuy đã cũ nhưng ba đã giữ hơn mười năm
nay rồi.
Giọng ba kể vẻ buồn buồn.
Chiến tranh xảy ra giữa lúc tiết xuân còn se lạnh, đơn vị của ba hành quân cấp tốc lên biên giới, trên đầu là đạn pháo giặc rít u …u… Bỗng có một tiếng “chíu” rít qua, ba chỉ kịp nhớ có người đã đẩy mình vào hầm rồi nằm đè lên mình. Sau khi gượng dậy, ba mới nhận ra đó là Niên- người lính liên lạc, lúc này đã bê bết máu.
- Trung .. đoàn… trưởng…cầm giúp em chiếc ví.
Niên thều thào trong bàn tay đang run lên của đồng đội.
Ít lâu sau, trong một trận đánh khác, cũng chính chiếc ví ấy nằm trong túi áo
ngực đã đỡ một viên đạn cho ba.
- Thế đấy! Chuyện gì cũng có nguyên cớ của nó. Bây giờ hai mẹ con hiểu rồi
chứ. Ba nguyện sẽ giữ gìn chiếc ví này như một báu vật.
Theo Đoàn Ngọc Minh
CẢM THỤ VĂN HỌC
Người cha trong câu chuyện nguyện giữ gìn chiếc ví của người đồng đội như một báu vật. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu hỏi 4: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.” Ca ngợi truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của em về truyền thống tốt đẹp đó (Đoạn văn sử dụng ít nhất một trong những phép liên kết câu con đã học) MN giúp mình với !! |
Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
B. Bằng cách lặp từ ngữ.
C. Bằng cả hai cách trên.
Câu 5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.