Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α -amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2,sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,5760.
B. 2,7783.
C. 2,2491.
D. 2,3520.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol tripeptit X của một amino axit (phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH), thu được 1,9 mol hỗn hợp sản phẩm khí. Cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, nóng. Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 3,36 lít (đktc) 1 khí duy nhất và bình 1 tăng 15,3 gam, bình 2 thu được m gam kết tủa. Mặt khác, để đốt cháy 0,02 mol tetrapeptit Y cũng của amino axit đó thì cần dùng V lít (đktc) khí O2. Giá trị của m và V là
A. 90 và 6,72
B. 60 và 8,512
C. 120 và 18,816
C. 90 và 13,44
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lít CO2 và 33,3 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 92,9 gam
B. 8 và 96,9 gam.
C. 10 và 96,9 gam
D. 10 và 92,9 gam
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lit CO2 và 33,3 gam H2O (Các thể tích khí đo đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 92,9 gam
B. 8 và 96,9 gam
C. 10 và 96,9 gam
D. 10 và 92,9 gam
Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở Y và 2 mol aminoaxit no, mạch hở Z tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần vừa đủ 46,368 lít khí O2 (đktc), thu được 8,064 lít khí N2 (đktc). Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 84,96.
B. 75,52.
C. 89,68.
D. 80,24.
X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α -amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1 5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?
A. 46 gam
B. 41 gam
C. 43 gam
D. 38 gam
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X, Y (biết Y hơn X một liên kết peptit; cả X, Y đều được tạo ra từ hai amino axit A, B có dạng NH2-CnH2n-COOH, MA < MB). Cho 0,1 mol hỗn hợp T tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,42 mol muối của amino axit A và 0,14 mol muối amino axit B. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần 14,112 lít khí oxi đo ở đktc. Phân tử khối của X có giá trị là
A. 345
B. 444
C. 387
D. 416
Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O 2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N 2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 70.
B. 60.
C. 40.
D. 50.
Đipeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 amino axit no (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng số mol O2 là
A. 1,15
B. 0,5
C. 0,9
D. 1,8