Vợ Chồng A Phủ
Cho đoạn trích "Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị .... làm sao Mị cũng không thấy sợ....". Phân tích Mị trong đêm tình mùa đông.
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứa A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
A. Cảnh A Phủ bị trói đứng
B. Giọt nước mắt của A Phủ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Làm văn:
"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay hai Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".
Dấu hiệu đầu tiên của việc sức sống tiềm tàng, sức phản kháng trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân thể hiện qua việc:
A. Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình
B. Mị sắn một miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa dầu để thắp sáng căn buồng phòng Mị
C. Mị lấy váy hoa mặc, Mị muốn đi chơi
D. Tất cả các đáp án trên
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy ứa nước mắt ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường… Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.
Yếu tố nào tác động đến sự hồi sinh của Mị?
A. Cảnh sắc của Hồng Ngài trong những ngày xuân
B. Rượu
C. Tiếng sáo
D. Tất cả các đáp án trên
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
A. Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
B. Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị có thân phận tủi nhục, thấp hèn. Tô Hoài đã so sánh thân phận của Mị với:
A. Con trâu
B. Con ngựa
C. Con rùa
D. Cả ba đáp án trên