Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Q Qqqq

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy ứa nước mắt ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường… Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.

Linh Phương
13 tháng 3 2023 lúc 21:58

Đây là dàn bài chi tiết chị đã soạn trước đấy em có thể tham khảo dựa vào bài dưới đây. Tuy nhiên, đây chỉ là 1 dàn bài tương đối đầy đủ nhất để em tự viết. ( Nên tự triển khai  để nhớ kiến thức nhé).

A. Mở bài: Tự viết

B. Thân bài: 

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn viết hay nhất về đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc đồng thời cũng là cây bút tiên phong trong việc khai hoang mảng hiện thực bị bỏ quên trong văn xuôi, đó là hiện thực cuộc sống và số phận con người....

Vợ chồng A Phủ là 1 trong những tác phẩm hay nhất viết về tài miền núi, cũng là 1 trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn của Tô Hoài. Tác phẩm được in trong tập " Truyện Tây Bắc" được giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Ông viết " VCAP" như 1 cách để trả ơn sâu nặng cho đồng bào nơi đây. Trải qua 2 chặng đường của Mị và A Phủ, nhà văn đã phản ánh số phận khổ đau của người lao động miền núi dưới chế độ thực dân phong kiến chúa đất, chúa mường vùng cao cũng như sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng của họ.

2. Khái quát nhân vật Mị.

-  Mị là cô gái H’mông xinh đẹp, thùy mị, nết na, yêu đời và vui sống. Ở tuổi đôi mươi Mị đẹp như một bông hoa ban, hoa đào giữa núi rừng Tây Bắc. Mị thổi kèn lá hay như thổi sáo “ có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”  Tâm hồn của cô gái ấy nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng, bản làng của tình yêu, tình người đang nảy nở.

-   Mị có một tình yêu, một tâm hồn thiếu nữ tài hoa, xinh đẹp đang rộng mở để đón nhận những hương hoa của cuộc đời.  Vào đêm mùa xuân năm ấy, Mị đã bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ cho nhà thống Lí. Nguyên do bắt nguồn từ món nợ truyền kiếp mà bố mẹ để lại.

3. Phân tích :

a. Khung cảnh mùa xuân ( mặc dù trong đoạn văn không có đưa đoạn trích ra nhưng phải có khái lược )

- Năm ấy, mùa xuân về sớm hơn mọi năm, ở Hồng Ngày có tục lệ gặt lái xong là ăn tết mà không có phụ thuộc vào thời gian. Hồng ngày năm ấy đón tết lúc " gió và rét rất dữ dội". Kết hợp với các màu sắc rực rỡ " cỏ gianh vàng ửng" ; những ruộng bí đỏ, những chiếc váy hoa trên bản làng Mèo Đỏ " xòe như con bướm rực rỡ" xua tan không khí giá lạnh của vùng cao Tây Bắc. Đón tết lúc gặt hái xong nên ngày tết có sự no đủ khi " ngô lúa đầy nhà kho", con người thảnh thơi. Kết hợp với các âm thanh  tiếng cười trẻ con đợi tết, đám thanh niên mặc váy áo mới, xòe ô, dắt ngựa đi đánh quay, ném pao....

b. Phân tích đoạn trích trên:

- Tiếng sáo lấp ló đầu núi: sử dụng từ láy " lấp ló" để miêu tả bóng dáng của người thổi sáo gợi âm thanh tiếng sáo từ xa vọng lại lúc mờ lúc tỏ...

- Ý nghĩa của tiếng sáo: đó là biểu tượng của sự tự do, hạnh phúc của tình yêu.Từ láy " văng vẳng" không chỉ miêu tả tiếng sáo của hiện tại mà còn là âm thanh của ký ức, của hoài niệm đưa Mị trẻ về những tháng ngày tự do của tuổi trẻ hạnh phúc.

-Mị ngồi  " Nhẩm thầm" lời bài hát  kết hợp với tiếng sáo ==> chứng tỏ là trước đó Mị đã thuộc kể từ khi còn ở với cha ==> đó là những năm tháng tự do của cuộc đời Mị.

- Nếu trước đây Mị tuyệt giao với thế giới bên ngoài, đào sâu chôn chặt quãng đời thiếu nữ  sống lùi lũi như 1 con rùa thì giờ đây Mị đã bước qua ranh giới câm lặng của kiếp vật để trở vào thế giới của con người.

- Trong cái nồng nàn của bữa rượu ngày tết, " Mị cũng uống rượu...cứ uống ực từng bát". Sau bao tháng ngày đau đớn, tủi nhục, giờ là lúc Mị được sống lại với chính con người mình. Mị uống như để quên đi cái phần đời cay đắng vừa qua, như để sống lại mạnh mẽ cái phần đời tươi trẻ đã có.

- " ực " là từ mô phỏng âm thanh, cách uống nhanh, uống nhiều . uống từng ngụm lớn. Đây không phải là cách uống nhâm nhi, thưởng thức chén rượu đầu xuân. 

- Lời hát kết hợp với men rượu như cánh diều gặp gó đưa Mị bay về với những kỉ niệm của ngày trước. Đó là những tháng ngày tươi đẹp,hạnh phúc và đầy kiêu hãnh của tuổi trẻ. " Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi..." ==> Tình trạng sống mà như đã chết ở hiện tại được bởi bỏ. Quá khứ tươi đẹp tưởng như đã bị vùi chôn dưới lớp tro tàn nguội lại , nay đã " bùng cháy"/

- Nguồn sinh khí được tiếp lấy từ những ngày tháng tự do, hạnh phúc đã qua giống như trận mưa tưới tắm đến đâu làm tươi tốt đến đấy. Có lẽ vì thế mà Mị " thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước" ==> để rồi sau những tháng ngày mất ý niệm về không gian, thời gian, bản thân, Mị cảm thấy mình " trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ" và Mị " muốn được đi chơi".

* HÀNH ĐỘNG BƯỚC VÀO BUỒNG:

- Hình ảnh lỗ vuông mờ mờ được 1 lần nữa được lặp lại...

- Câu trần thuật " rượu tan lúc nào...mà từ từ bước vào buồng" ==> những câu văn chậm rãi như nhịp điệu mỏi mòn,tê dại gợi tả hình ảnh Mị như chiếc bóng câm lặng vật vờ trong đêm. 

- " Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết" nên Mị ở nhà như một thói quen, quán tính....

- Như 1 lẽ tự nhiên, khi ý thức sống đã trỗi dậy thì cũng là lúc Mị cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái vô nghĩa lý của cuộc sống thực tại. Nếu trước đây Mị " quen khổ" đến mức chai sạn, không còn tưởng đến việc ăn lá ngón tự tử thì giờ đây " nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay không buồn nhớ lại nữa" ==> Đây là biểu hiện của sự phản khác với hoàn cảnh giữa 1 bên là sự khát vọng 1 bên là thực tại đáng chán vẫn đang hiện hữu.

*  Chi tiết tiếng sáo lửng lơ được khép lại ở đoạn trích như đang cứu rỗi linh hồn Mị, đang tiếp đà hồi sinh mạnh mẽ trong Mị " tiếng gọi bạn yêu vẫn lơ lửng..." Câu văn miêu tả tiếng sáo có chữ " mà" đứng ở đầu cầu. Chữ " mà" diễn đạt tự do tình yêu như 1 điều tất yếu nó tha thiết lay tỉnh và thức dậy quá quá khứ tươi đẹp để náo nức trong lòng Mị.

* Hồi tưởng quá khứ: Không khí mùa xuân ở bản làng Hồng Ngày và hơi men rượu tiếp tục là tác nhân tác động hiếm hoi đã len lỏi vào tâm hồn khô cằn của Mị . 

c. tóm tắt sơ lược phần cuối: tiếng sáo làm Mị ý thức được bi kịch của mình ==> đánh thức mình bằng khát vọng tự do ==> Mị đứng dậy chuẩn bị váy , quấn lại tóc sửa soạn đi chơi ==> đó là ngọn lửa khao khát tự do đang cháy lên trong Mị.

Nhận xét về cách nhìn mới mẻ của nhà văn: ( gợi ý) 

+ So sánh với các nhà văn viết về người nông dân như Nam Cao  ==> nhà văn để cho nhân vật chết để giải thoát cho chính mình

+ Còn đối với Tô Hoài ông để sức sống tiềm tàng trong nhân vật được trỗi dậy để bừng lên sức sống và tìm được lối thoát cho mình. 

+ Nhà văn phát hiện ra bản chất, khao khát sống của con người.