Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mỹ dung

Viết văn về 1 hiện tượng đời sống

Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 12 2023 lúc 21:01

  Hiện tượng đời sống: tiếng Anh và tiếng Việt trong cuộc sống hiện đại. 

 Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió bay hay một dòng sông gắn bó với ta từ thuở còn thơ… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tưởng chừng như nhỏ bé mà vô cùng cao đẹp đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Đối với những con người mang dòng máu Lạc Hồng cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S ngày hôm nay, tiếng nói dân tộc của chúng ta chính là tiếng Việt - một kho báu văn hóa quý giá cần được gìn giữ qua tất cả thế hệ. Song hành cùng tiếng Việt ta cần một vốn tiếng Anh sâu rộng để giao tiếp và tiến hành giao lưu, hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới. 

        “Tiếng Anh” là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực và khu vực trên thế giới. Với khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, chúng ta như đã cầm trong tay một “tấm vé thông hành” kỳ diệu giúp chúng ta dễ dàng bước ra thế giới. Có thể nói, tiếng Anh là một bước đệm cần thiết khi chúng ta đang dần tiến đến hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhưng có vì lẽ đó mà chúng ta đặt nặng và coi trọng tiếng Anh hơn tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta hay không? Tiếng Việt chính là ngôn ngữ đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nó cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ với thời gian để những người con đất Việt tìm về với cội nguồn văn hóa và lịch sử dân tộc. Có lẽ chính vì thế mà thần đồng Đỗ Nhật Nam mới khẳng định “Tiếng Việt giúp em về gần”. Gần ở đây chính là gần với quê hương, cội nguồn dân tộc hay gần gũi hơn với những người Việt Nam máu đỏ da vàng với những phẩm chất tốt đẹp. Nhưng không vì vậy mà ta sẽ bỏ qua việc học tập và trau dồi tiếng Việt - ngọn đèn soi đường cho chúng ta tìm về cội nguồn của chính mình. 

       Nhưng biết tiếng Anh đâu phải là tất cả? Trước khi muốn trở thành một công dân toàn cầu hay là một người thành công trên bất cứ lĩnh vực nào thì bản thân chúng ta là người Việt Nam. Chúng ta không thể dễ dàng lãng quên tiếng Việt - tiếng nói dân tộc được truyền giữ qua bao thế hệ đến ngày hôm nay. Giữ được tiếng nói dân tộc ta sẽ không bao giờ quên đi Tổ quốc và sẽ luôn ấp ủ một tình yêu nước nồng nàn. Tiếng Việt cho chúng ta những cơ hội được sống gần với đất Mẹ tổ quốc thiêng liêng. Qua những lời ca ngọt ngào của mẹ, tình yêu thương con người được nuôi dưỡng. Qua những trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy được cả một thế hệ vàng của đất nước những người sẵn sàng hi sinh để làm nền hòa bình độc lập ngày hôm nay.

         Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua các thời kì lịch sử ta lại càng cảm thấy xót xa trước nguy cơ mai một của tiếng Việt, trước sự biến dạng của tiếng Việt ngày nay. Một bộ phận thế hệ rẻ vẫn vô tư sáng tạo những ngôn ngữ học trò “đọc hiểu chết liền”, vô tư chêm những câu tiếng Anh vào một câu tiếng Việt gây rối nghĩa khó hiểu cho người nghe. Vì vậy, mỗi chúng ta dù có tung cánh đặt chân đến miền đất mới nào cũng hay giữ cho mình tình yêu với tiếng mẹ đẻ của mình. Tình yêu đó không chấp nhận sự pha tạp từ bất cứ ngôn ngữ nước ngoài nào và kể cả những cách nói thiếu văn hóa trong giao tiếp. 

   Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý giá của dân tộc. Ta phải giữ gìn quý trọng nó và làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp. Trách nhiệm này thuộc về người nào? Đó chính là chúng ta - những mầm non tương lai của tổ quốc. 

Phan Lê Quốc Hoàng
6 tháng 12 2023 lúc 9:54

Mưa đá là một hiện tượng thời tiết đặc biệt và thường xảy ra trong một số khu vực trên thế giới. Đây là một hiện tượng khiến nhiều người thích thú và đồng thời cũng gây ra nhiều hệ lụy cho con người và môi trường sống.

Mưa đá là sự kết hợp giữa mưa và đá trong một cơn mưa thường xuyên. Nó xảy ra khi có một cơn bão hoặc một cơn mưa mạnh diễn ra trong một vùng có nhiệt độ thấp. Khi hạt mưa từ trên cao rơi xuống, chúng sẽ tiếp xúc với lớp không khí lạnh và đông lại thành những hạt đá.

Mưa đá có thể có kích thước từ nhỏ như hạt gạo đến lớn như quả bóng tennis. Kích thước của mưa đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tăng trưởng và kết cấu của mây, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Những cơn mưa đá có kích thước lớn có thể gây ra thiệt hại lớn cho cây trồng, ngôi nhà và phương tiện giao thông.

Mưa đá có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài trong vài giờ. Trong thời gian mưa đá, người dân thường phải chống chọi với những cơn gió mạnh và mưa đá, và phải tìm cách bảo vệ mọi thứ quan trọng khỏi sự tác động của nó. Ngoài ra, mưa đá cũng có thể gây ra lũ lụt khi lớp mưa đá tan chảy và không thể thoát ra khỏi khu vực đó.

Mưa đá cũng gây ra ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sống. Các cây trồng và động vật có thể bị tổn thương hoặc thiệt hại do mưa đá. Ngoài ra, mưa đá có thể làm hỏng các công trình hạ tầng như mái nhà, cửa sổ và các thiết bị điện tử. Điều này gây ra không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.

Để đối phó với hiện tượng mưa đá, người ta thường sử dụng các biện pháp như xây dựng mái che chắn, sử dụng vật liệu chống mưa đá và cung cấp hệ thống cảnh báo sớm. Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển các phương pháp dự báo mưa đá cũng là một phần quan trọng để giảm thiểu thiệt hại do hiện tượng này gây ra.

Trên thực tế, mưa đá là một hiện tượng thời tiết đặc biệt và có thể gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, với sự chú ý và sự chuẩn bị phù hợp, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại và ảnh hưởng của mưa đá đối với cuộc sống và môi trường sống của chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
Vuhoangoanh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Hoàng
Xem chi tiết
tam congduc
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Tomm x2
Xem chi tiết
Tomm x2
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết