Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Zιήⓝ ✌ Ħc ĎốT 💦

Viết một đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

''Ôi, tiếng việt như đất cày,như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ''

(Lưu Quang Vũ)

 

minh nguyet
13 tháng 7 2023 lúc 22:26

BPTT: So sánh, liệt kê

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi, giàu hình ảnh

Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã so sánh tiếng Việt hết sức sinh động và thú vị với ''đất cày'', ''lụa'', ''tre ngà'' và ''tơ'' - những thứ hết sức mềm mại và thân quen. Việc so sánh và liệt kê sự vật đã giúp người đọc có thể thấy rõ vẻ đẹp cũng như sự gần gũi của tiếng Việt đồng thời cũng là sự mong mỏi của nhà thơ về tình yêu của người Việt đối với tiếng Việt.

Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 7 2023 lúc 13:24

Trong thi ca trước đến nay ta đã rõ rằng cái hồn của những câu thơ hay là được góp lại từ những bút pháp nghệ thuật tinh tế, mượt mà. Ta làm rõ điều đấy hơn ở câu thơ:

''Ôi, tiếng Việt như đất cày,như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ''

Xen cạnh cảm xúc "ôi" là biện pháp so sánh chủ thể tiếng Việt với đất cày với lụa để tác giả thể hiện rằng cái dân dã bình dị lại cũng giống cái đẹp đẽ mượt mà thông qua tiếng nói Việt. Từ đó, Người cho đọc giả thấy rằng tiếng Việt gần gũi, gắn bó với người nông dân ta nhưng không vì thế mà thô ráp, nó cũng như "lụa" sang trọng thanh cao. Không chỉ thế, nhà thơ còn muốn bày tỏ tiếng Việt còn làm đẹp nên quê hương "óng" lên "tre ngà" và còn như "tơ" mềm mại. Từ đây ta thấy sự quan trọng của biện pháp tu từ trong câu thơ, chỉ việc "so sánh" nhưng người thi sĩ có thể dễ dàng để những câu chữ ấy thấm đậm vào lòng người đọc, người nghe. Khép lại, phép so sánh không chỉ làm giàu giá trị gợi hình gợi cảm của câu thơ mà còn để lại dư âm hấp dẫn đọc giả!


Các câu hỏi tương tự
Trà Giang Hồ
Xem chi tiết
Nam Phương
Xem chi tiết
võ thái hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Bách
Xem chi tiết
No Name
Xem chi tiết
Ngo Tung Lam
Xem chi tiết
Trần Huyền Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
ngunhubo
Xem chi tiết