Tham khảo:
Hiện nay, bệnh HIV/AIDS vẫn còn tăng ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Mỗi năm, hàng triệu sinh mạng con người đã bị cướp đi vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đường lây truyền HIV hiện nay đang thay đổi qua quan hệ tình dục không an toàn trong cả các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm và bạn tình của các nhóm đối tượng trên. Từ đó cảnh báo dịch HIVcó nguy cơ ngày càng trở nên khó kiểm soát.
Thời gian vừa qua, nước ta đã trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19 và dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, do việc hạn chế đến những nơi công cộng, những nơi tập trung đông người đã làm cản trở người dân đến các cơ sở y tế. Việc thực hiện dãn cách xã hội cũng làm gián đoạn các hoạt động can thiệp giảm tác hại đối với người nhiễm HIV, không những khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người khác.
Hậu quả là số người nhiễm HIV ngay một gia tăng, theo báo cáo từ các địa phương, số người nhiễm HIV trên cả nước được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết tháng 10 năm 2021 lũy tích trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 3.073 người nhiễm HIV. Trong đó 2.862 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 2.135 người tử vong do AIDS và các bệnh liên quan. Số nhiễm HIV còn sống hiện tại là 938 người, trong đó đang điều trị thuốc ức chế vi rút (ARV) là 760 người.
Người nhiễm vi rút HIV có sức đề kháng thấp hơn so với người bình thường, chính vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ cao hơn so với những người khác. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV nhập viện cho thấy nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp cũng thường gặp ở những người có HIV, do đó khi mắc COVID-19 nguy cơ thường nặng hơn.
Chính vì vậy bản thân người nhiễm HIV cần phải cảnh giác cao hơn so với người bình thường, để chủ động đề phòng dịch bệnh COVID-19 cho bản thân mình và phòng lây nhiễm HIV cho những người xung quanh, người nhiễm HIV cần chủ động đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt. Đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như: tiếp cận sớm và điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị; ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp.
Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19 như xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)...Dự báo dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và chúng ta có thể sẽ sống chung với dịch COVID-19 trong tình hình mới, do vậy song song với phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương cần tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.
Năm nay, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, Việt Nam chọn chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịchCOVID-19” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường.
Tích cực phòng chống HIV/AIDS, mỗi tổ chức, các nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình vì sức khỏe cộng đồng, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương. Kịp thời phát hiện sớm phát hiện các trường hợp nhiễm HIV mới và đảm bảo 100% trường hợp nhiễm HIV đều được điều trị ARV cũng như các hoạt động can thiệp giảm tác hại khác để từng bước hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Thực hiện phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, mỗi người dân và bạn trẻ hãy tự bảo vệ mình trước đại dịch HIV/AIDS vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn.
Tham khảo:
hiện nay, bệnh HIV/AIDS vẫn còn tăng ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Mỗi năm, hàng triệu sinh mạng con người đã bị cướp đi vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đường lây truyền HIV hiện nay đang thay đổi qua quan hệ tình dục không an toàn trong cả các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm và bạn tình của các nhóm đối tượng trên. Từ đó cảnh báo dịch HIVcó nguy cơ ngày càng trở nên khó kiểm soát.
Thời gian vừa qua, nước ta đã trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19 và dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, do việc hạn chế đến những nơi công cộng, những nơi tập trung đông người đã làm cản trở người dân đến các cơ sở y tế. Việc thực hiện dãn cách xã hội cũng làm gián đoạn các hoạt động can thiệp giảm tác hại đối với người nhiễm HIV, không những khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người khác.
Hậu quả là số người nhiễm HIV ngay một gia tăng, theo báo cáo từ các địa phương, số người nhiễm HIV trên cả nước được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết tháng 10 năm 2021 lũy tích trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 3.073 người nhiễm HIV. Trong đó 2.862 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 2.135 người tử vong do AIDS và các bệnh liên quan. Số nhiễm HIV còn sống hiện tại là 938 người, trong đó đang điều trị thuốc ức chế vi rút (ARV) là 760 người.
Người nhiễm vi rút HIV có sức đề kháng thấp hơn so với người bình thường, chính vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ cao hơn so với những người khác. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV nhập viện cho thấy nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp cũng thường gặp ở những người có HIV, do đó khi mắc COVID-19 nguy cơ thường nặng hơn.
Chính vì vậy bản thân người nhiễm HIV cần phải cảnh giác cao hơn so với người bình thường, để chủ động đề phòng dịch bệnh COVID-19 cho bản thân mình và phòng lây nhiễm HIV cho những người xung quanh, người nhiễm HIV cần chủ động đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt. Đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như: tiếp cận sớm và điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị; ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp.
Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19 như xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)...Dự báo dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và chúng ta có thể sẽ sống chung với dịch COVID-19 trong tình hình mới, do vậy song song với phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương cần tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.
Năm nay, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, Việt Nam chọn chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịchCOVID-19” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường.
Tích cực phòng chống HIV/AIDS, mỗi tổ chức, các nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình vì sức khỏe cộng đồng, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương. Kịp thời phát hiện sớm phát hiện các trường hợp nhiễm HIV mới và đảm bảo 100% trường hợp nhiễm HIV đều được điều trị ARV cũng như các hoạt động can thiệp giảm tác hại khác để từng bước hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Thực hiện phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, mỗi người dân và bạn trẻ hãy tự bảo vệ mình trước đại dịch HIV/AIDS vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn.
Hiện tại , bệnh HIV/AIDS đang rất phổ biến , một ngày có thể tăng lên đến hơn trăm nghìn người . Có thể thấy rất HIV/AIDS lây Lan vô cùng nhanh . Cũng chính vì vậy mà một số người không may dính phải căn bệnh này , những người nhiễm thường là những người có suy nghĩ tiêu cực , không dám ra ngoài để làm quen bất kì ai , chỉ ở trong nhà . Do họ đã dính HIV/AIDS nên sức khỏe và tinh thần của họ cũng được giảm sút đi nhanh chóng . Vậy để giúp những người mắc căn bệnh nguy hiểm này được hoà nhập với cuộc sống hàng ngày ta phải : Cảm thông , giúp đỡ ; không chê bai , chế giễu; không xúc phạm hay xa lánh họ .cùng thương cảm , hiểu cho hoàn cảnh của họ , để giúp họ lấy lại được tinh thần tốt và sức khỏe tốt . Có ý chí kiên cường để sống tiếp