Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (hoặc tác phẩm Truyền kì mạn lục)
Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Ở đây là vai trò của chi tiết chiếc bóng)
Thân bài:
Vai trò của chiếc bóng:
Đối với VN: Là ''người chồng, người cha'' do VN tự nghĩ ra để dỗ bé Đản, cho bé Đản cảm giác có đủ cả cha lẫn mẹ.
Đối với bé Đản: Là ''người cha'' trong tiềm thức được mẹ chỉ cho, hoàn toàn không biết gì về người này.
Đối với Trương Sinh: Vì chiếc bóng này do bé Đản chỉ mà lầm tưởng vợ không chung thủy, từ đó sinh ra ghe tuông, nghi oan cho vợ khiến nàng phải tự vẫn.
Chi tiết chiếc bóng là nút mở, là điều giải oan cho VN:
Sau khi TS hiểu ra từ việc bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường, hối hận vì nghi oan cho vợ.
Mọi điều bắt đầu và cũng kết thúc vì chiếc bóng
Khiến cho VN phải chịu nhiều đau khổ, tố cáo xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ.
Kết bài.
Bày tỏ suy nghĩ của em về chiếc bóng.
_mingnguyet.hoc24_
Tham khảo
Ngoài những chi tiết kì ảo, chi tiết cái bóng trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của nhà văn Nguyễn Dữ cũng là một trong những chi tiết đặc sắc tạo nên thành công cho tác phẩm. Cái bóng là nguyên nhân gây ra mọi bi kịch song cũng là chi tiết hóa giải mọi hiểu lầm. Khi chồng vắng nhà, để con không cảm thấy thiếu vắng tình thương của cha, Vũ Nương cùng con trai chơi trò "trỏ bóng" trên vách. Nàng thường "hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản". Thế nhưng Vũ Nương đâu biết rằng chính cái bóng đó lại gây nên sóng gió cho gia đình nàng, gây nên mối bi kịch đau đớn cho cuộc đời nàng. Cái bóng khiến chồng nàng "đinh ninh là vợ hư thân" mà không tiếc lời mắng nhiếc, "đánh đuổi" nàng đi mặc cho nàng biện bạch trong nước mắt. Nó cũng chính là nguyên do khiến nàng phải "gieo mình xuống sông mà chết" để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Cái bóng đó là nút thắt trong câu chuyện nhưng nó cũng là chi tiết mở nút giúp Vũ Nương giải oan. Khi Trương Sinh ngồi cùng con, bé Đản đã "trỏ vào bóng chàng trên vách" mà bảo rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa!". Lúc bấy giờ, chàng mới hiểu ra "thấu nỗi oan của vợ". Chi tiết cái bóng đã đẩy sự kịch tính của câu chuyện lên cao, khiến người đọc hiểu rõ về tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh, hiểu về nỗi đau của Vũ Nương khi bị chồng ngờ vực. Việc sử dụng chi tiết cái bóng- một chi tiết mờ nhạt nhưng lại gây nên bi kịch to lớn cho người phụ nữ, Nguyễn Dữ muốn tố cáo xã hội bất công, "nam quyền" dồn ép những người phụ nữ truyền thống tới đường cùng. Và qua đó, ông cũng bày tỏ sự thương cảm đối với số phận bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội xưa.