Tham khảo
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người "suốt đời đi tìm cái đẹp", ông có phong cách sáng tác độc đáo tài hoa và uyên bác. "Chữ người tử tù" được biết đến là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. "Chữ người tử tù" in trong tập truyện "Vang bóng một thời" được đánh giá là "một văn phẩm đạt tới sự toàn diện, toàn mĩ".
Truyện kể về cuộc gặp gỡ đầy éo le của Huấn Cao và viên quản ngục. Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình. Tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục - một người thích "chơi chữ" và muốn xin chữ của ông để treo trong nhà. Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng vẫn dửng dưng. Tuy nhiên, sau khi hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ và khuyên viên quản ngục nên về quê sống để giữ "thiên lương cho lành vững".
Chủ đề của tác phẩm "Chữ người tử tù" là quan niệm về cái đẹp và cái thiện. Với Nguyễn Tuân, "cái tài", "cái tâm" vốn không thể tách rời, cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác. Chủ đề được thể hiện qua cuộc gặp gỡ trong cảnh ngộ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Thời gian và không gian gặp gỡ của Huấn Cao và viên quản ngục rất đặc biệt, đó là vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời Huấn Cao ở chốn ngục tù. Về quan hệ xã hội, họ là những kẻ đối nghịch với nhau, một người là tử tù - chống lại triều đình, một người là viên quản ngục - đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Thế nhưng trên phương diện trên phương diện nghệ thuật, họ đều là những người say mê cái đẹp. Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa còn viên quản ngục là người coi trọng cái đẹp. Qua tình huống truyện, tác giả tác giả đã làm nổi bật bản chất của hai nhân vật là Huấn Cao và viên quan cai ngục. Huấn Cao là một người tài giỏi, tâm lương trong sáng nhưng lại bị cầm tù về nhân thân còn viên quan coi ngục là người say mê, yêu thích cái đẹp và coi trọng nhân tài nhưng lại chưa tìm cho mình một môi trường sống và làm việc thích hợp. Huấn Cao được miêu tả nổi bật ở vẻ đẹp tài năng với tài viết chữ và có lí tưởng sống cao đẹp. Tài năng của Huấn Cao được nhiều người biết tới "Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn La vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?". Mỗi nét bút không chỉ là sự kết tinh tinh hoa, tâm huyết mà còn là sự ký thác của những khát vọng mãnh liệt trong tâm hồn nên . Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao ấy đã khiến cho những người đại diện cho trật tự xã hội phải ngưỡng mộ và phải xót xa khi Huấn Cao lĩnh án tử. Không chỉ có tài viết chữ đẹp, Huấn Cao là một người có lí tưởng sống cao cả, dám đứng lên chống lại xã hội đen tối, thối nát đương thời "Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa vượt ngục nữa đúng không?", "Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gong cuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen". Viên quản ngục có ý nương nhẹ cho Huấn Cao thì ông "chằng chút nao lòng", nói những lời ngạo nghễ, bướng bỉnh mà không hề sợ bị đánh đập. Qua những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy Huấn Cao là một người có khí phách kiên cường và bất khuất. Sở hữu một tài năng viết chữ vượt bậc nhưng Huấn Cao không vì quyền lực, vàng bạc mà ép mình viết chữ bao giờ. Sau khi ông nhận ra tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ", Huấn Cao đã tự nguyện cho chữ.
Ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ hướng về Huấn Cao, viên quản ngục cũng được nhà văn khắc họa một cách rõ nét. Viên quản ngục là người coi trọng cái đẹp, cái tài. Tuy ông ở trong "đề lao", nơi mà con người sống bằng sự tàn nhẫn, lừa lọc nhưng viên quản ngục này vẫn là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Nghe danh Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp nên khi "nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường", ông đã biệt đãi Huấn Cao. Sau khi được Huấn Cao cho chữ và khuyên răn, viên quản ngục đã cảm động "vái người tử tù một cái". Điều này cho thấy mong ước được thoát khỏi chốn ngục tù của viên quản ngục.
Bên cạnh cách xây dựng tình huống truyện và nhân vật độc đáo, tác phẩm "Chữ người tử tù còn sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản ở cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nơi cho chữ là "Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián", thời gian cho chữ là canh ba nửa đêm gợi cảm giác bí mật, thiêng liêng. Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong một tình huống đối lập, tương phản gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối. Đó là sự đối lập giữa bóng tối của ngục tù với ánh sáng của bó đuốc, tấm lụa và những con chữ. Người tử tù thì uy nghi, viên cai ngục lại khúm núm "Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng".
Tác phẩm "Chữ người tử tù" đã xây dựng thành công nhận vật Huấn Cao sự hội tụ của của cái tài và cái tâm. Với ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, tình huống truyện đặc sắc, tác phẩm đã đem đến cho người đọc những ấn tượng khó quên.