Những việc làm dưới đây thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo:
a) Chăm chỉ học tập.
b) Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
c) Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
d) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
đ) Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e) Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam
g) Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn
Ngoài những việc trên, theo em còn cần làm những việc gì khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo?
Việc làm nào trong các tranh dưới đây thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chỉ cần biết ơn những thầy cô giáo đang dạy mình.
b) Dạy học là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không cần thiết biết ơn.
c) Em học giỏi là do em chăm chỉ học tập, là công sức của em, chứ không phải công sức của các thầy cô giáo.
d) Học giỏi là tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo
Việc làm nào thể hiện không tôn trọng thầy giáo, cô giáo?
A. Nói chuyện trong giờ học
B. Nói xấu thầy cô giáo với bạn bè
C. Chửi thầy cô giáo vì cho điểm kém
D. Cả 3 đáp án trên
a) Em hãy ghi những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
b) Trong những việc làm trên, việc gì em đã thực hiện được? Việc gì em sẽ làm?
Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
a) Em thấy thầy giáo, cô giáo em hôm nay bị mệt nhưng vẫn cố đến lớp dạy.
b) Trường em tổ chức phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
c) Các bạn rủ em gửi thiếp chúc Tết thầy giáo, cô giáo cũ, nay đã chuyển sang dạy ở trường khác,
Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Muốn trung thực trong học tập cần phải tự học bài.
b) Không nên giấu dốt, chỗ nào chưa hiểu nên hỏi bài bạn bè và thầy, cô giáo.
c) Khi bạn nhờ hướng dẫn, giải thích bài nên vui vẻ, tận tình giúp bạn.
d) Nếu bạn bè và cô giáo không biết về hiện tượng không trung thực trong học tập thì không cần thiết phải nói ra.
đ) Người trung thực trong học tập là người có lòng tự trọng và dũng cảm.
e) Người trung thực trong học tập là người ham học hỏi, luôn muốn tiến bộ và tự lập.