Vì sao khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta phải tiến hành hủy tủy sống sau đó mới mổ ếch?
A. Người ta hủy tủy sống làm giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi.
B. Vì tủy sống điều khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên khi hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác.
C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.
D. Vì hủy tủy sống giúp ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giúp dễ thao tác và quan sát.
Đáp án C.
Thực hành mổ lộ tim ếch là bài thực hành mổ quan sát tim ếch và đo, đếm nhịp tim trong các trường hợp kích thích khác nhau nên khi mổ không được làm ếch chết và tim ếch không bị tổn thương.
Người ta phải tiến hành hủy tủy sống vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.