Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.
văn miêu tả là văn mà chúng ta tái hiện lại một sự vật hay sự việc nào đó , làm thế nào mà để người đọc , người nghe hình dung ra được sự vật và sự việc mà chúng ta tả
văn miêu tả là văn mà chúng ta tái hiện lại một sự vật hay sự việc nào đó mà sao cho người đọc hay người nghe hình dung ra được sự vật hoặc sự việc mà chúng ta tả
CÁC DẠNG VĂN MIÊU TẢ
Ở bậc tiểu học, chúng ta đã làm quen với văn miêu tả, ở lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. Yêu cầu tả cảnh: Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào? Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Bố cục bài văn tả cảnh: Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau: Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại) Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại) Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại) Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. 2. Tả người Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả. Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu: Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…) Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc) Cách miêu tả: Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó) Thân bài: Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.. tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).Ví dụ:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)
Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó. Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả. 3. Miêu tả sáng tạo Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó. Đối tượng: Người hay cảnh vật. Yêu cầu khi miêu tả: Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình. Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫnLưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.