Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Athlete Wispy

Từ điểm S nằm ngoài đường tròn (O) kẻ 2 tiếp tuyến SA,SB và cát tuyến SEF với đường tròn (O) sao cho  SE<SF và tia SE nằm giưax SA,SO.  Gọi M là trung điểm EF. Đường thẳng AB lần lượt cắt đường thẳng OM tại P và cắt EF tại I

a/ CMR: SAOB, SAMO là các TGNT

b/ PA.PB=PM.PO

c/ CMR PA.IB=PB.IA

Lê Song Phương
16 tháng 5 2023 lúc 20:25

a) Do SA là tiếp tuyến tại A của (O) nên \(\widehat{OAS}=90^o\). Tương tự, ta có \(\widehat{OBS}=90^o\), suy ra \(\widehat{OAS}+\widehat{OBS}=180^o\). Do đó tứ giác SAOB nội tiếp. (đpcm)

 Mặt khác, trong đường tròn (O) có M là trung điểm của dây EF nên \(OM\perp EF\) tại M hay \(\widehat{OMS}=90^o\). Từ đó suy ra \(\widehat{OMS}=\widehat{OAS}\),từ đó tứ giác OMAS nội tiếp. Vì vậy 5 điểm O, M, A, S, B cùng thuộc một đường tròn \(\Rightarrow\) Tứ giác SAMO nội tiếp (đpcm)

b) Ta thấy tứ giác OMAB nội tiếp nên \(\widehat{PMA}=\widehat{PBO}\). Từ đó dễ dàng suy ra \(\Delta PAM~\Delta POB\left(g.g\right)\Rightarrow\dfrac{PA}{PO}=\dfrac{PM}{PB}\) \(\Rightarrow PA.PB=PO.PM\) (đpcm)

c) Do tứ giác SAMB nội tiếp nên \(\widehat{SMB}=\widehat{SAB}\) và \(\widehat{SMA}=\widehat{SBA}\). Mặt khác, trong đường tròn (O), có 2 tiếp tuyến tại A và B cắt nhau tại S nên \(SA=SB\) hay \(\Delta SAB\) cân tại S \(\Rightarrow\widehat{SAB}=\widehat{SBA}\) \(\Rightarrow\widehat{SMB}=\widehat{SMA}\) hay MI là phân giác trong của \(\widehat{AMB}\) . Lại có \(MP\perp MI\) nên MP là phân giác ngoài của \(\widehat{AMB}\). Áp dụng tính chất đường phân giác, ta thu được \(\dfrac{IA}{IB}=\dfrac{MA}{MB}\) và \(\dfrac{PA}{PB}=\dfrac{MA}{MB}\). Từ đây suy ra \(\dfrac{IA}{IB}=\dfrac{PA}{PB}\) \(\Rightarrow PA.IB=PB.IA\) (đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lâm
Xem chi tiết
Song Eun Yong
Xem chi tiết
ta nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thiết
Xem chi tiết
nguyễn khánh linh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
phạm ngọc nhi
Xem chi tiết
Trần Lâm Bảo Hân
Xem chi tiết
trần minh khôi
Xem chi tiết