VÒNG 3
Bài 1: Trắc nghiệm: Chọn những đáp án đúng:
Câu hỏi 1: Anh hùng nào đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
A/ La Văn Cầu B/ Bế Văn Đàn C/ Phan Đình Giót D/ Cù Chính Lan
Gạch dưới các từ viết sai
Dưới ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạn ở quê hương , Nguyễn Văn Trỗi đã tìm và gia nhập vào đội biệt động nội thành sài gòn. Vừa mới lập gia đình, anh vẫn sung phong nhận nhiệm vụ đặc biệt là đặc mìn ở cầu Công Lý-nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mac Namara cùng phái đoàn Mỹ sẽ đi qua.Nhưng ruổi thay, ngày 9-5-1964, khi đang làm nhiệm vụ, thì bị địch phát hiện bắt anh.
Bọn tay sai đã dùng mọi cực hình tra tấn dả man, dụ giỗ và mua chuộc để hòng moi ra được cơ sở bí mật ở nội đô.Nhưng trước sau anh vẫn không khai….
lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường phan đình giót!
không copy trên mạng!
các dàn ý bài văn lớp 5:
Dàn ý mẫu
1. Dàn ý Tả người thân trong gia đình
Lập dàn ý cho bài văn tả người mẹ
1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:
· Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.
· Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
· Mái tóc đen óng mượt mà.
· Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng
· Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.
· Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.
b) Tính tình:
· Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
· Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.
· Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.
· Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
· Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.
3. Kết bài:
· Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
· Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
· Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.
· Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn tả người mẹ của em lớp 5
Lập dàn ý cho bài văn tả chị của em
I. Mở bài:
· Bố mẹ em có hai người con: chị Ngân và em
· Em rất yêu thương chị
· Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.
II. Thân bài:
1. Tả bao quát
· Chị em năm nay đã 17 tuổi
· Chị em đang học ở một trường THPT
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
· Dáng người cao, thon gọn, mảnh mai
· Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp.
· Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn
· Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
· Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo dài trắng. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
· Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
· Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
· Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo
· Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn.
· Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
· Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.
Lập dàn ý cho bài văn tả người bà của em
1. Mở bài: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng:
· Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị.
· Mái tóc bà dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
· Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn.
· Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
· Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
· Đôi bàn tay bà chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc.
b) Tả tính tình:
· Mặc dù tuổi đã cao, thế nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dù chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
· Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc em từng li từng tí và vẫn thường kể truyện cổ tích cho em nghe.
· Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.
· Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà.
3. Kết bài: Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người bà yêu quý của em lớp 5
Lập dàn ý cho bài văn tả người bố của em
1. Mở bài: Trong gia đình em, bố là em yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là em.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
· Năm nay, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi.
· Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh.
· Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình.
· Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều.
· Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
· Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương
b) Tính tình:
· Trong công việc, bố làm việc rất chăm chỉ. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến.
· Khi về nhà, bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố, thế nên mọi đồ vật trong nhà em đều đẹp. Buổi tối, bố còn dành thời gian để dạy em học bài.
· Tính bố hiền lành, ít nói.
· Bố luôn dạy em phải sống trung thực, thật thà.
3. Kết bài:
· Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
· Em rất yêu bố
· Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.
>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người bố của em lớp 5
Lập dàn ý cho bài văn tả người ông của em
1. Mở bài:
· Trong gia đình em, người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội.
· Ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em.
· Em rất yêu quý ông nội.
2. Thân bài
a) Giới thiệu bao quát
· Năm nay, ông nội đã ngoài 70 tuổi.
· Ông là một thầy giáo về hưu.
· Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông.
· Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh.
b) Giới thiệu chi tiết.
· Tả ngoại hình
· Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn.
· Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim
· Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm.
· Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, từng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây.
· Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu.
· Lông mày đậm, hơi xếch.
· Lúc nào nội cũng tươi cười
· Nội già nên phải đi khom khom
b. Tả tính tình
· Ông là người luôn cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu.
· Ông luôn chăm lo cho con cái rất chu đáo.
· Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
· Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.
3. Kết bài
· Em rất tự hào về ông.
· Ông là chỗ dựa vững chắc của em.
· Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
· Ông là tượng đài tráng lệ trong em
2. Dàn ý tả người mà em thường gặp
Lập dàn ý cho bài văn tả cô giáo
1. Mở bài: Cô Thư là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Cô là người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
· Năm nay, cô đã ngoài ba mươi tuổi.
· Cô có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy.
· Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn.
· Mái tóc đen mượt buông thả ngang lưng.
· Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô
· Đôi mắt đen lay láy, long lanh dịu hiền khó tả.
· Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp.
· Bàn tay mịn màng, trắng hồng.
b) Tính tình
· Cô rất thương yêu và luôn quan tâm đến học sinh.
· Cô cũng luôn quan tâm đến tất cả mọi người.
· Khi giảng bài, cô rất nghiêm khắc, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.
· Những khi rãnh rỗi, cô thường kể chuyện cho chúng em nghe.
· Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.
3. Kết bài:
· Đối với em, cô như người mẹ hiền.
· Em luôn kính trọng và biết ơn cô.
· Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
Lập dàn ý Tả thầy giáo của em
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Lập dàn ý cho bài văn tả người hàng xóm
1. Mở bài:
· Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Nam.
· Nhà bác ở sát nhà em, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình
· Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy, thế nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc.
· Bác có mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu.
· Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim.
· Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím.
b. Tả tính tình, hoạt động
· Bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.
· Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, bác lại kể chuyện cho chúng em nghe.
· Bác làm việc rất nhanh nhẹ và tháo vát.
· Bác rất thích trồng cây cảnh, sáng nào em cũng thấy tưới nước trên mỗi chậu cây hay dùng kéo để tỉa cành lá rụng.
3. Kết bài: Em rất yêu quý bác bởi vì bác rất tốt bụng không chỉ với em mà còn với mọi người xung quanh. Bố mẹ em dặn em luôn phải ngoan ngoãn với bác để không phụ lòng tốt của bác.
>> Tham khảo: Lập dàn ý bài văn tả người hàng xóm của em lớp 5
Lập dàn ý tả em bé
1. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
- Cu Tí là em ruột của tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vải.
b) Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt của bé:
Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.
Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
Lập dàn ý Tả người bạn thân
1. Mở bài:
Giới thiệu chung:
· Em có rất nhiều bạn.
· Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
a. Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
b. Tính nết, tài năng:
· Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
· Học ra học, chơi ra chơi.
· Giỏi Toán nhất lớp.
· Là chân sút số một của đội bóng...
· Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
c. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em:
· Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ
· Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
Tham khảo: Lập dàn ý tả người bạn thân của em lớp 5
3. Dàn ý tả một người lao động
Lập dàn ý tả một ý tá hoặc bác sĩ chăm sóc bệnh nhân
I. Mở bài
· Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường
· Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.
II. Thân bài
Tả hình dáng
· Dáng người cô thon gọn, hơi cao
· Nước da cô trắng hồng
· Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng
· Khuôn mặt cô hình trái xoan
· Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ
· Đôi môi đỏ đỏ
· Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng
· Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn
Thái độ của cô khi khám bệnh
· Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn
· Cô hỏi han các bạn về việc học
· Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm
· Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn
III. Kết bài
· Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.
· Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ
Lập dàn ý cho bài văn tả chú lính cứu hỏa
1. Mở Bài
· Giới thiệu về người lính cứu hỏa
· Là người làm công việc cứu hỏa, chữa cháy
2. Thân Bài
· Miêu tả người lính cứu hỏa
· Đồng phục của chú lính cứu hỏa: Quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, ủng
· Miêu tả hình dáng, cử chỉ hành động: Dáng người, đôi vai, bước đi,
· Thao tác trong khi làm nhiệm vụ
· Vẻ đẹp của chú lính cứu hỏa: gan dạ, dũng cảm, nhanh nhẹn,...
3. Kết Bài
· Cảm nhận của em về chú lính cứu hỏa
· Là những anh hùng trong cuộc sống đời thường
Lập dàn ý Tả bác nông dân đang cày ruộng
1. Mở bài:
- Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng.
- Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:
- Dáng người cao lớn.
- Nước da ngăm đen.
- Đầu đội nón lá.
- Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc.
b) Tính tình, hoạt động:
- Cần mẫn làm việc.
- Chăm chú cày trên thửa ruộng.
- Tay trái cầm roi tre.
- Tay phải cầm cán cày.
- Mắt đăm đắm hướng về trước.
- Chân bước dài, chắc nịch.
- Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo.
- Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh.
- Bác ngồi trên bò nghỉ tay hút thuốc.
- Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.
3. Kết bài:
- Em rất kính yêu bác Tư.
- Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon đế nuôi sống con người.
Tả mùa xuân
I. Mở bài: Giới thiệu mùa xuân
Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: Xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. Mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.
II. Thân bài: Tả mùa xuân
1. Cảnh vật mùa xuân
- Bầu trời trong xanh
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời
- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sáng sau những ngày đông u ám
2. Tả bao quát mùa xuân
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
3. Tả chi tiết mùa xuân
- Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi
- Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- Cây cối đua nhau nở rộng
- Chim chóc ríu tít kêu
- Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân
- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân
- Em rất thích mùa xuân
- Mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi
I- Mở bài:
Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.
II- Thân bài:
Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:
- Bầu trời: Cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá
- Mặt đất: Tràn đầy nhựa sống,...
- Không khí: Ấm áp
- Mưa xuân: Lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: Ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)
- Gió xuân: Nhẹ nhẹ, mơn man,...
- Cây cối: Đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...
- Hoa: Đua nhau khoe sắc thắm
- Chim chóc: Ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...
- Không gian: Chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh
- Lòng người: Phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng,...
III- Kết bài:
- Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương..
1. Mở bài:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: Mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả). Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
3. Kết bài: (Các bạn tự viết nhé)
Bài tham khảo 1
I. Mở bài
Giới thiệu chung về mùa xuân
Không phải ngẫu nhiên mà người ta lấy mùa xuân làm mùa khởi đầu cho cả một năm. Cũng không phải ngẫu nhiên, mùa xuân trở thành mùa được chờ đón háo hức nhất. Xuân đến, cảnh vật, đất trời và con người đều có sự đổi thay. Mỗi mùa đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ý nghĩa của mùa xuân có lẽ sâu sắc hơn rất nhiều.
II. Thân bài
a. Thiên nhiên mùa xuân
Mưa xuân lất phất bay trong gió, không đủ để ướt tóc nhưng cũng khiến lòng người phấp phới.
Cái lạnh vẫn thấm vào từng thớ thịt, nhưng lại mất đi cái tê tái lạnh lẽo của những ngày đông. Mùa xuân mang theo làn gió ướp hơi nắng nên không làm buốt lòng người.
Thỉnh thoảng, mặt trời lại ló rạng sau bao ngày đông lẩn trốn. Tia nắng nhẹ nhàng đậu trên những mái hiên, ngọn cỏ. Nắng dịu nhẹ như nàng thiếu nữ mới lớn, làm không khí ấm áp trở lại.
b. Khung cảnh đất trời mùa xuân
Cây cối mới hôm qua còn ngủ quên trên những cành xơ xác, nay như bừng tỉnh trở lại. Những chiếc lá non xanh nhú trên đầu cành, như còn e ấp với đất trời. Sắc xanh bừng lên giữa khu vườn để báo hiệu một cuộc sống mới. Có những loài hoa thì đã kịp bung hương toả sắc, như tô điểm cho đất trời những ngày sang xuân.
Trên cành, có những chú chim ríu rít, có đàn én trở về sau những ngày đông đi cư trú. Chú mèo mướp nằm dài trước hiên nhà, lười bi...
chỏi 3: Ai là người chủ trương canh tân đất nước?
a/ Phan Bội Châu b/ Nguyễn Huệ
c/ Nguyễn Trường Tộ d/ Nguyễn Trung Trực
Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?
Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa
Câu 1: Em hãy gạch dưới từ được lặp lại và tìm từ thích hợp để thay thế cho nó trong câu sau:
"Kim đồng tên thật là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, quê ở tỉnh Cao Bằng, Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm Đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc"
Từ thay thế là :
Câu 1: Em hãy gạch dưới từ được lặp lại và tìm từ thích hợp để thay thế cho nó trong câu sau:
"Kim đồng tên thật là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, quê ở tỉnh Cao Bằng, Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm Đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc"
Từ thay thế là :
tả 1 bài văn về người thân trong gia đình